Bài viết hôm nay giúp bạn biết bệnh loãng xương nên ăn gì?
Bài viết cũng chỉ ra nguyên nhân của bệnh loãng xương.
Vậy hãy tiếp tục đọc bên dưới nhé.
Nguyên nhân của bệnh loãng xương, bệnh loãng xương thiếu chất gì?
Xương là một mô sống liên tục được hấp thụ và thay thế.
Nhưng theo thời gian, khối lượng và mật độ xương của một người sẽ giảm đi.
Trong một vài trường hợp, nó có thể dẫn tới xương yếu, giòn dễ gãy - bệnh này gọi bệnh loãng xương.
Loãng xương là một bệnh diễn biến từ từ.
Khi mọi người già đi, quá trình thay thế xương cũ bằng xương mới giảm đi. Bạn bắt đầu mất mật độ xương do mất quá nhiều xương hoặc tạo ra quá ít xương hoặc cả hai.
Loãng xương ảnh hưởng tới cả đàn ông và phụ nữ.
Tuy nhiên, bệnh phổ biến ở phụ nữ sau mãn kinh hơn. Điều này là do sự suy giảm estrogen trong cơ thể.
Những yếu tố nguy cơ phổ biến khác bao gồm:
Tiền sử gia đình, chế độ dinh dưỡng kém, thiếu hoạt động thể chất, hút thuốc, một số loại thuốc, trọng lượng cơ thể thấp và khung xương nhỏ. Tuyến giáp, tuyến cận giáp và tuyến thượng thận hoạt động quá mức cũng có mối liên kết với bệnh loãng xương.
Vậy bệnh loãng xương thiếu chất gì?
Lượng canxi ăn vào không đủ cũng gây ra loãng xương.
Thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác có vai trò quan trọng trong hình thành xương bao gồm vitamin D, K, magie, manga, kẽm, đồng.
Các chuyên gia gọi bệnh loãng xương là căn bệnh thầm lặng bởi vì hầu như không có triệu chứng gì của bệnh ở giai đoạn sớm.
Tuy nhiên, hậu quả của bệnh là nguy cơ gãy xương tăng lên. Xương trở nên giòn dễ gãy.
Thậm chí chỉ một cú ngã nhẹ cũng có làm gãy xương, phổ biến ở hông, cổ tay hay cột sống.
Trong giai đoạn sớm, có nhiều dấu hiệu và triệu chứng của bệnh như đau lưng, giảm chiều cao qua thời gian, tư thế khom người và vận động bị giới hạn.
Bạn được chuẩn đoán mắc bệnh loãng xương hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Vậy:
Bạn phải tuân thủ một chế độ ăn uống chặt chẽ và duy trì phong cách sống lành mạnh để giúp làm chậm lại quá trình diễn biến của bệnh.
Ngoài ra, bạn có thể thứ một số cách chữa bệnh loãng xương trong bài viết này để giữ cho xương của mình chắc khỏe.
Bệnh loãng xương nên ăn gì?
Mận khô
Ăn mận khô hàng ngày giúp ngăn ngừa gãy xương và bệnh loãng xương.
Mận rất tốt cho xương bởi vì nó có nhiều polyphenol, một chất chống oxy hóa giúp giảm mật độ xương.
Ngoài ra, mận cũng là nguồn Bo và Đồng, hai chất khoáng quan trọng trong việc hình thành xương.
Các chuyên gia đề xuất mọi người ở bất kể độ tuổi nào nên ăn hai hoặc ba trái mận khô hàng ngày. Và tăng lên 6 tới 10 trái hàng ngày để phòng ngừa bệnh loãng xương.
Mua mận khô Ở ĐÂY.
Táo
Một quả táo một ngày có kiểm soát bệnh loãng xương. Sự kết hợp độc đáo các chất chống oxy hóa như polyphenol và flavonoid tạo cho táo trở thành một loại hoa quả giúp xương chắc khỏe.
Theo một nghiên cứu, một flavonoid gọi là phloridzin có trong táo giúp bảo vệ những chị em sau mãn kinh khỏi loãng xương bằng tăng mật độ xương.
Ngoài ra, táo cũng giàu Bo, một chất khoáng giúp cơ thể giữ được canxi.
Dầu dừa
Một nghiên cứu gần đây gợi ý rằng bổ sung dầu dừa vào chế độ ăn của bạn có thể ngăn chặn tác hại của thiếu hụt estrogen trong đó có giảm mật độ xương.
Các chất chống oxy hóa trong dầu dừa có khả năng duy trì cấu trúc xương và ngăn ngừa mất xương do thay đổi hormone.
Ngoài ra, loại dầu này giúp cơ thể hấp thu canxi và magie, hai chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho sự phát triển và duy trì xương chắc khỏe.
- Sử dụng 3 muỗng canh dầu dừa hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương và 5 muỗng canh hàng ngày có thể chữa bệnh.
- Bạn cũng có thể thoa dầu dừa bên ngoài toàn bộ cơ thể và mát xa nhẹ nhàng vài phút. Sau đó tắm nước nóng. Khi thực hiện đều đặn, cách đơn giản này sẽ có tác dụng tích cực lên sức khỏe xương khớp của bạn.
- Ngoài ra, hãy sử dụng dầu dừa trong việc nấu nướng.
Sữa hạnh nhân
Sữa hạnh nhân chứa nhiều canxi. Do vậy nó là một cách tốt để chữa bệnh loãng xương.
Ngoài ra các flavonoid trong sữa hạnh nhân giúp chống lại bệnh loãng xương. Thêm nữa, nó còn chứa magie, manga và kali, những chất khoáng thiết yếu cho xương chắc khỏe.
- Ngâm một cup hạnh nhân qua đêm.
- Ngày hôm sau, lột vỏ và đổ hạnh nhân vào máy xay với 2 tới 2.5 cup nước. Xay thành hỗn hợp sệt, rồi thêm chút bột quế và mật ong rồi xay tiếp.
- Lọc lấy dung dịch bằng miếng vải hay dây lọc.
- Uống loại sữa hạnh nhân này hàng ngày. Nếu ngại làm bạn có thể mua sữa hạnh nhân bán trên thị trường.
Tham khảo sữa hạnh nhân 137 Degree.
Hạt mè (vừng)
Hạt vừng cũng là một cách ngăn ngừa bệnh loãng xương. Do vậy bạn hãy bổ sung hạt vừng vào chế độ ăn của bạn.
Hạt vừng giàu canxi, một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu cho xương khớp.
Ngoài ra, chúng còn chứa các chất dinh dưỡng cho xương chắc khỏe như magie, manga, đồng, kẽm, photpho, vitamin K và D.
- Nhai một nhúm hạt vừng trắng đã được rang chín hàng ngày vào buổi sáng.
- Cách khác, hòa một thìa cà phê hạt vừng đã rang chín và xay vào một cup sữa ấm. Uống hai lần hàng ngày.
- Ngoài ra, hãy sử dụng hạt vừng rang trong nấu nướng và làm bánh.
Dầu cá
Dầu cá giúp tăng mật độ xương do axit béo omega-3 và vitamin D có trong nó.
Những nghiên cứu cho thấy axit béo omega-3 trong dầu cá ngăn cản những yếu tố gây mất xương và cơ bằng cách giảm thiểu sự phá hủy xương.
Bạn có thể uống viên dầu cá hay ăn những loại cá nước lạnh để giúp tăng lượng axit béo thiết yếu trong chế độ ăn của bạn.
Chú ý: Những người đang uống thuốc loãng máu không nên uống viên dầu cá mà không có sự tư vấn của bác sỹ.
Đọc thêm: Omega 3 loại nào tốt?
Dứa
Dứa chứa magie có lợi cho việc phòng ngừa và trị bệnh loãng xương.
Sự thiếu hụt magie có mối liên kết với việc mất xương và dị tật xương từ đó làm cho mật độ xương thấp và bệnh loãng xương.
- Ăn dứa tươi hàng ngày trước bữa ăn. Một cup dứa cung cấp 75% lượng manga cần thiết hàng ngày.
- Ngoài ra bạn có thể uống một cup nước dứa tươi hàng ngày để phòng bệnh loãng xương.
Tắm nắng
Để có được xương chắc khỏe, bạn cần vitamin D. Nó đóng vai trò quan trọng trong dinh dưỡng bằng cách tạo thuận lợi cho sự hấp thụ canxi, do vậy ngăn ngừa bệnh loãng xương trong nhiều năm.
Một trong những nguồn vitamin D tốt nhất là ánh nắng mặt trời.
Để tăng lượng vitamin D đưa vào cơ thể, bạn cần tiếp xúc với ánh nắng sớm trong khoảng 10 tới 15 phút hàng ngày. Điều này giúp sản sinh vitamin D trong cơ thể.
Tuy nhiên, bạn cần tránh tiếp xúc quá nhiều và đừng quên bôi kem chống nắng trước khi đi ra ngoài dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian ban ngày.
Tập thể dục thể thao hàng ngày
Tập thể dục là một trong những thứ quan trọng nhất bạn có thể làm để chống lại bệnh loãng xương.
Người ta phát hiện rằng tập thể dục thể thao thường xuyên có thể giúp giảm mất xương, tăng mật độ xương và cải thiện sức khỏe xương của bạn.
Hãy tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc ít nhất 3 ngày một tuần.
Một vài mẹo bổ sung:
- Ăn thức ăn giàu canxi hàng ngày. Thức ăn giàu magie, vitamin K và D, axit béo thiết yếu và manga cũng nên được sử dụng.
- Hạn chế uống rượu bia.
- Đừng hút thuốc vì nó làm giảm mật độ xương của bạn và làm tăng quá trình mất xương.
- Hãy thực hiện các bước để phòng ngừa ngã dẫn tới gãy xương và làm bệnh của bạn nặng hơn.
- Giám sát các thuốc bạn uống như các loại thuốc corticosteroid, lợi tiểu.. vì chúng có thể dẫn tới mất xương.
- Giảm căng thẳng có thể dẫn tới lượng cortisol tăng cao, một hormone làm cho xương mất chất khoáng.
- Uống bổ sung vitamin D và canxi nếu bạn không nhận đủ qua ăn uống hàng ngày.
- Tránh thức ăn đóng gói sẵn vì chúng nhiều muối cũng như giảm ăn thịt vì thịt góp phần làm giảm canxi trong xương.
Bệnh loãng xương uống sữa gì?
Về vấn đề này, bạn đọc bài viết sữa non xương khớp loại nào tốt của mình.
Đó là tất cả về bệnh loãng xương nên ăn gì?
Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé.
Mình là Thịnh. Đam mê lối sống healthy và sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên. Cảm ơn bạn đã ghé thăm website