Bạn đang đau đầu vì trạng biếng ăn của bé. Bạn không không biết cách giúp trẻ hết biếng ăn?
Trong bài viết này, mình sẽ cung cấp câu trả lời cho bạn.
Cụ thể, bài viết này sẽ:
- Làm rõ lý do vì sao trẻ biếng ăn?
- Cung cấp những lời khuyên khi trẻ lười ăn
- Tổng hợp các giải pháp giúp trẻ hết biếng ăn
- Chia sẻ vô số các bài thuốc dân gian trị biếng ăn cho trẻ.
Nào chúng ta cùng bắt đầu.
Vì sao trẻ biếng ăn?
Khi tìm hiểu lý do vì sao trẻ biếng ăn mới thấy nguyên nhân cho vấn đề này thật phong phú.
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
Biếng ăn do tâm lý
Đây là những nguyên nhân thường gặp ở nhiều trẻ biếng ăn hiện giờ. Những trẻ này biếng ăn là do cảm giác bị bỏ rơi, ép buộc hay bị gò bó như
- Người lớn đi làm để trẻ cho người khác chăm sóc
- Khi ăn trẻ bị người lớn bắt ngồi im một chỗ cho đến lúc nào săn xong thì thôi.
- Ép trẻ ăn khi trẻ ăn no, không thích ăn nữa và ăn trong thời gian cố định.
- Người lớn tạo ra cảm giác căng thẳng cho trẻ khi trẻ đang ăn.
- Cho thuốc vào thức ăn hay vào sữa rồi cho trẻ ăn
- Trẻ bị ép bú bình trong khi thích bú mẹ
Do cách chế biến thức ăn
- Bắt trẻ một món trong thời gian dài. Dĩ nhiên trẻ sẽ có cảm giác ngán ăn nếu cứ tiếp tục như vậy.
- Cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn cho tới lúc 2, 3 tuổi.
- Pha sữa quá đặc, pha bột vào sữa khi trẻ mới ăn dặm.
- Do thời gian chuyển tiếp chế độ ăn
- Cho trẻ ăn dặm quá sớm trước khi được 4 tháng tuổi.
- Ăn cơm quá sớm khi răng trẻ chưa đủ để nhai
Do một số bệnh lý dẫn tới trẻ biếng ăn như:
- Do trẻ bị suy dinh dưỡng, người mẹ khi mang thai thiếu ăn dẫn tới trẻ cũng bị thiếu ăn và suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ.
- Trẻ bị mắc các bệnh như viêm mũi, viêm amidan, viêm họng...Khi trẻ bị nhiễm khuẩn thì hàm lượng vitamin và khoáng chất mất đi rất nhiều nhất là vitamin A, C, nhóm B, magie, sắt, kẽm, canxi… làm cho trẻ biếng ăn. Thêm vào đó khi trẻ bị bệnh thường phải dùng kháng sinh dẫn tới loạn khuẩn đường ruột cũng dẫn tới trẻ biếng ăn.
- Do các bệnh lý về răng miệng như trẻ mọc răng, viêm loét vùng miệng, viêm lợi, sâu răng…
Biếng ăn do sinh lý
- Do trẻ đang tập đi, tập lẫy, tập đi, đứng, ngồi… dẫn tới biếng ăn. Trường hợp này chỉ một vài tuần sau sẽ trở lại bình thường.
- Biếng ăn do dùng thuốc:
- Như đã nói ở trên do trẻ dùng thuốc dẫn tới rối loạn vi khuẩn đường ruột
- Cho trẻ dùng quá nhiều vitamin dẫn đến thừa chất, chán ăn.
- Do sử dụng các thuốc kích ăn dẫn tới tình trạng biếng ăn khi không dùng thuốc nữa
Biếng ăn do thiếu chất
Có một số vi chất khi thiếu cũng dẫn tới trẻ biếng ăn. Chúng gồm:
- Kẽm: Thiếu kẽm ảnh hưởng đến rối loạn chuyển hóa của tế bào vị giác, gây biếng ăn do rối loạn vị giác.
- Lysine: đây là một axit amin thiết yếu. Cơ thể không thể tự tổng hợp mà phải không bổ sung từ bên ngoài. Việc bổ sung lysine sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cường chuyển hóa, hấp thu tối đa chất dinh dưỡng. Thêm vào đó dưỡng chất này còn giúp trẻ ngăn ngừa bệnh còi xương, loãng xương nhờ vào tăng cường hấp thu canxi, ngăn cản quá trình bài tiết chất khoáng này ra ngoài cơ thể.
- Các vitamin nhóm B như B1, B2, B3, B12… giúp cơ thể bé khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và quá trình trao đổi chất .
Cách giúp trẻ hết biếng ăn
Để giúp bé ăn ngon miệng trở lại, bạn cần xác định rõ nguyên nhân nào khiến trẻ không chịu ăn.
Trong mọi trường hợp bạn cần phải kiên nhẫn. Nếu cần phối hợp với bác sĩ dinh dưỡng để có giải pháp phù hợp.
Một số lời khuyên hữu ích như sau:
- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ thiếu tháng, thiếu cân
- Phòng chống bệnh còi xương, thiếu máu do thiếu sắt ngay từ tháng tuổi thứ hai, liên tục đến ít nhất 5 tuổi
- Trong trường hợp điều trị kháng sinh nhớ bổ sung đầy đủ các vi chất như vitamin A, C, vitamin nhóm B, và chất khoáng. Bổ sung thêm men vi sinh.
- Cố gắng hạn chế dùng kháng sinh là tốt nhất
- Tìm giải pháp giảm đau trong quá trình trẻ mọc răng
- Tập cho trẻ ăn đa dạng các loại thức ăn. Luôn thay đổi món ăn cũng cách chế biến món ăn để trẻ ăn ngon miệng hơn.
- Không nên cho trẻ ăn bổ sung quá sớm. Khi trẻ được 6 tháng tuổi mới nên cho trẻ ăn bổ sung.
- Không nên vì mong con chóng tăng cân mà ép con ăn quá nhiều.
Bài thuốc dân gian trị biếng ăn cho trẻ
Theo Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, biếng ăn ở trẻ em thường phân chia làm 3 thể chủ yếu:
Tỳ khí hư nhược, Vị âm bất túc và Ẩm thực tích trệ.
Cụ thể như sau:
Tỳ khí hư nhược
Trẻ sẽ có những biểu hiện như sau:
- Biếng ăn, thậm chí cự tuyệt ăn uống, thường gầy yếu
- Sắc mặt nhợt nhạt, tinh thần ủy mị, hay vã mồ hôi vô cớ mặc dù thời tiết không nóng bức,
- Bụng chướng đầy, chậm tiêu
- Đại tiểu tiện lỏng nát kéo dài
- Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mỏng
- Mạch tế vô lực
- Móng tay chân trắng nhợt
Bài thuốc như sau:
Bài 1:
Gồm các vị thuốc:
- Bạch truật 30g
- Can khương 6g
- Đại táo(bỏ hạt) 250g
- Kê nội kim 15g
- Bột mì vừa đủ
Cách làm như sau:
Bạch truật, can khương và kê nội kim sấy khô, tán thành bột mịn. Đại táo nghiền nhuyễn. Tất cả đem nhào đều với bột mì và nước. Nặn thành những chiếc bánh nhỏ đem nướng chín, cho trẻ ăn tùy thích.
Bài thuốc này có công dụng kiện tỳ ích khí, tiêu thực chỉ tả.
Bài 2
Gồm các vị thuốc:
- Hạt sen 5g
- Hoài sơn 5g
- Bạch linh 5g
- Ý dĩ 5g
- Mạch nha sao 3g
- Bạch biển đậu sao 3g
- Khiếm thực 3g
- Đường trắng 500g
- Bột gạo nếp 1000g
Cách làm như sau:
Hạt sen bỏ tâm đem sắc kỹ cùng với các vị thuốc khác trong 30 phút. Sau đó bỏ bã thuốc lấy nước trộn đều với bột gạo nếp và đường trắng nặn thành những chiếc bánh nhỏ rồi đem nướng chín.
Bánh này dùng làm điểm tâm cho bé.
Công dụng của bài thuốc: Bổ ích tỳ vị
Bài 3:
- Bột củ sen 200g
- Bạch linh 5g
- Biển đậu sao 5g
- Hạt sen 5g
- Xuyên bối mẫu 5g
- Hoài sơn 5g
- Mật ong 20g
- Sữa mẹ 250ml.
Các vị thuốc này sấy khô tán thành bột mịn rồi trộn đều với bột củ sen, mật ong và sữa mẹ. Nặn thành những chiếc bánh nhỏ, nướng chín, cho trẻ ăn tùy thích.
Công dụng: Ích khí kiện tỳ, tiêu thực chỉ tả.
Bài 4:
- Mề gà 250g
- Hoài sơn tươi 100g
- Biển đậu 30g
- Gừng tươi 10g
- Hành 10g
Cách làm như sau:
Mề gà rửa sạch, thái nhỏ. Hoài sơn thái miếng. Gừng tươi thái chỉ, hành cắt đoạn. Tất cả cho vào nồi hầm thật nhừ. Chế đủ gia vị, nghiền nhuyễn rồi cho trẻ ăn.
Công dụng: Kiện tỳ hòa vị, tiêu thực hóa tích.
Bài 5:
- Sơn tra 100g
- Kê nội kim 30g
- Cháy cơm 500g
- Hạt sen 100g
- Bột hoài sơn 50g
Các vị thuốc sao thơm nghiền thành bột rồi trộn đều với với bột hoài sơn, cho trẻ uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 10g với nước đường.
Công dụng kiện tỳ tiêu ích.
Với thể vị âm bất túc
Biểu hiện:
- Môi miệng khô, uống rất nhiều nước nhưng không muốn ăn.
- Da dẻ khô, tóc xơ và không sáng.
- Hay vã mồ hôi trộm
- Đại tiện táo bón kéo dài
- Tiểu tiện vàng và có mùi rất khai
- Chất lưỡi đỏ, không hoặc có rất ít rêu, mạch tế.
Bài 1
- Sa sâm 15g
- Ngọc trúc 15g
- Bách hợp 15g
- Hoài sơn 15g
- Thịt lợn nạc 750g.
Cách làm như sau:
Thịt lợn rửa sạch, thái miếng rồi đem hầm thật nhừ cùng với các vị thuốc, chế đủ gia vị rồi chia vài lần cho trẻ ăn.
Công dụng: dưỡng âm sinh tán, ích vị bổ hư.
Bài 2:
- Củ sen tươi 350g
- Lê 300g
- Đường trắng 200g
- Phèn chua 10g.
Hòa tan phèn chua trong 2 lít nước. Lê gọt bỏ vỏ và hạt, thái miếng. Củ sen tươi rửa sạch rồi thái miếng.
Hai thứ này bạn đem ngâm trong phèn chua chừng mười phút sau đó vớt ra rửa sạch với nước thường 2 lần. Tiếp đó xếp củ sen và lê vào trong một cái bát rồi đem hấp cách thủy trong 3 tiếng.
Sau đó nghiền nát củ sen và lê lọc lấy nước cho trẻ uống tùy thích.
Công dụng: kiện tỳ vị, ích âm huyết
Bài 3
- Thịt ba ba 250g
- Dạ dày lợn 1 cái.
Hai thứ trên rửa sạch. Thái nhỏ rồi cho vào nồi hầm thật nhừ. Chia vài lần cho trẻ ăn. Dùng liên tục 7 ngày thành một liệu trình.
Công dụng: dưỡng âm sinh tán, bổ trung ích khí.
Bài 4
- Ô mai 5g
- Thạch hộc tươi 10g
- Lô căn tươi 30g.
Tất cả hầm với nước sôi cho trẻ uống thay nước trong ngày,
Công dụng: dưỡng âm sinh tán, ích vị bổ hư.
Thể ẩm thực tích trệ
Biểu hiện: Biếng ăn, bụng đầy, chậm tiêu, hay ợ hơi, ngủ không yên giấc, miệng hôi phiền khát, đại tiện táo lỏng thất thường, hay trung tiện, rêu lưỡi dày, dính, mạch hoạt thực…
Bài thuốc
Bài 1
- Hắc sửu 60g
- Bạch sửu 60g
- Bột mì trắng 500g
- Đường trắng vừa đủ.
Hai vị thuốc sao thơm, tán bột rồi trộn đều với bột mì và đường trắng. Chế thêm nước rồi nặn thành những chiếc bánh chừng 3g bột thuốc. Nướng chín rồi cho trẻ ăn mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3 chiếc.
Công dụng: tiêu thực đạo trệ.
Bài 2:
- Kê nội kim 6 cái
- Quất bì khô 3g
- Sa nhân 2g
- Gạo tẻ 50g.
Cách làm như sau:
Kê nội kim, quất bì, sa nhân sấy khô tán bột, gạo tẻ đem ninh thành cháo. Khi được thì cho bột thuốc và đường trắng vào, khuấy đều, ăn nóng.
Công dụng: Tiêu thực hóa trệ, lý khí hòa vị.
Bài 3:
- Củ cải trắng 250g
- Bột mì 250g
- Thịt lợn nạc 100g
Dầu thực vật và gia vị vừa đủ.
Củ cải và thịt lợn rửa sạch, thái chỉ, ướp với nước, gừng tươi, hành thái vụn và gia vị, cho dầu thực vật vào chảo đun nóng già rồi bỏ củ cải và thịt lợn vào xào chín.
Bột mì nhào đều với nước nặn những chiếc bánh nhỏ, lấy củ cải và thịt lợn làm nhân, đem rán chín rồi cho trẻ ăn tùy thích.
Công dụng: lý khí tiêu thực.
Bài 4
- Sinh mạch nha 40g
- Kê nội kim 10g
- Trần bì 10g
- Hạt cau 10g
Các vị đem sắc hoặc hãm lấy nước cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.
Công dụng: Hành khí tiêu trệ
Lời kết
Đến đây bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi:
Trẻ biếng ăn phải làm sao?
Những cách chia sẻ trong bài chính là gợi ý tốt giúp bạn tìm ra cách giúp trẻ hết biếng ăn.
Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích.
Đọc thêm:
Mình là Thịnh. Đam mê lối sống healthy và sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên. Cảm ơn bạn đã ghé thăm website