Trong bài viết ngày hôm nay, bạn sẽ biết cách trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà.
Qua bài viết này, bạn sẽ nắm rõ:
- Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?
- Nguyên nhân nào dẫn tới suy giãn tĩnh mạch
- Các phương pháp chẩn đoán bệnh này?
- Cách trị suy giãn tĩnh mạch phổ biến hiện nay.
Suy giãn tĩnh mạch là gì
Nào chúng ta cùng bắt đầu.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch là tình trạng suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xuyên.
Điều này dẫn tới máu nghèo oxy ứ đọng lại ở tĩnh mạch chi dưới. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe như huyết khối tĩnh mạch sâu hay thuyên tắc phổi.
Nguyên nhân gây bệnh giãn tĩnh mạch
Cơ chế sinh bệnh này vẫn chưa xác định chính xác. Tuy nhiên có nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Vậy chúng là gì?
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh:
Yếu tố di truyền
Nếu trong gia đình bạn có người từng mắc bệnh giãn tĩnh mạch thì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này. Tỷ lệ này vào khoảng 50%.
Tỷ lệ này sẽ là tuyệt đối nếu cả cha và mẹ đều mắc bệnh giãn tĩnh mạch.
Thống kê cũng chỉ ra rằng có tới 80% bệnh nhân bị mắc bệnh này có cha hoặc mẹ mắc bệnh.
Rõ ràng yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh lý này.
Giới tính
Suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, tỉ lệ mắc bệnh có sự khác nhau.
Người ta nhận thấy rằng tỷ lệ nữ mắc bệnh cao hơn.
Vậy lý do nào khiến cho chị em dễ mắc bệnh này đến vậy?
Nguyên nhân này nằm ở chỗ chị em thường phải trải qua quá trình thai nghén. Giai đoạn cơ thể chị em có sự biến động về nội tiết tố.
Thêm vào đó nhiều chị em cũng có sở thích đi giày cao gót.
Một điểm đáng chú ý:
Quá trình diễn biến bệnh ở hai giới lại có điểm khác nhau khá rõ ràng.
Ví dụ nam giới khi bị bệnh thường có biến chứng nặng như loét tĩnh mạch, xuất huyết nội, phù nề và nhiễm trùng.
Còn ở chị em tuy tỉ lệ mắc cao nhưng lại thường phát hiện sớm. Do vậy bệnh ít gây ra biến chứng.
Biến chứng hay gặp nhất vẫn là tắc nghẽn tĩnh mạch do huyết khối. Nhất là ở chị em mang thai.
Nghề nghiệp
Những nghề nghiệp phải đứng hay ngồi lâu như giáo viên, nhân viên văn phòng, đều có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Béo phì, thừa cân
Béo phì hay thừa cân làm tăng khối lượng cơ thể. Lúc này áp lực lên tĩnh mạch ở chân rất lớn. Chính vì vậy bệnh suy giãn tĩnh mạch xuất hiện cũng phải là điều ngạc nhiên.
Trong trường hợp này thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh cũng như một chế độ giảm cân hợp lý sẽ cải thiện tình hình.
Ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời là sẽ làm cho bệnh tình nặng hơn.
Việc này là do sức nóng của mặt trời sẽ làm giãn tĩnh mạch để làm mát cho da. Dĩ nhiên khi đó lưu lượng máu sẽ tăng lên và làm cho bệnh trở nên tệ hơn.
Từ điều này mà suy ra:
Bạn nên tránh tiếp xúc với nguồn nhiệt cao ví dụ như tắm nước quá nóng, sử dụng túi chườm vân vân.
Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như tuổi tác, sinh đẻ nhiều, chấn thương ở chân, ít vận động, chế độ ăn ít chất xơ và vitamin.
Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch
Một vài triệu chứng phổ biến của bệnh này gồm:
- Cảm giác đau, nhức mỏi ở chi dưới đặc biệt khi ngồi hoặc đứng lâu
- Chuột rút vào buổi tối
- Tĩnh mạch nổi như mạng nhện có màu xanh nhạt hoặc màu tím thẫm.
- Cảm giác tê ngứa ở chân, nặng hơn có thể viêm da, lở loét.
Bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?
Nhiều người chỉ nghĩ bệnh này ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ. Đúng là tĩnh mạch giãn, nổi hằn dưới da trông kinh khủng phải không?
Tuy nhiên, bạn cần biết rằng suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh nguy hiểm. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ tăng hiệu quả lên rất nhiều.
Còn nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
Viêm da, loét tĩnh mạch. Thậm chí bệnh có thể gây viêm tắc tĩnh mạch sâu. Trường hợp nặng có thể phải cưa chân.
Nhất là khi huyết khối di chuyển lên tim gây ra thuyên tắc phổi, dẫn tới tử vong.
Chẩn đoán bệnh suy giãn tĩnh mạch
Bạn nên đi thăm khám ở các cơ sở chuyên khoa nếu có dấu hiệu nghi ngờ bệnh này. Bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra lâm sàng và thực hiện xét nghiệm.
Trên cơ sở này, bác sỹ sẽ đánh giá chính xác tình trạng bệnh của bạn. Nhờ vậy họ sẽ có phương pháp điều trị kịp thời phù hợp.
Một số phương pháp chẩn đoán mà các bác sĩ hay dùng như siêu âm doppler, chụp mạch máu, thử nghiệm trendelenburg, thử nghiệm perthes.
Cách điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả
Ở đây mình muốn thảo luận kỹ hơn nguyên tắc điều trị bệnh này.
Thông thường để điều trị hiệu quả bạn nên kết hợp nhiều cách điều trị. Một cách điều trị thường không đem lại hiệu quả tốt nhất.
Ví dụ như nếu chỉ can thiệp phẫu thuật mà không kết hợp với thay đổi lối sống sớm muộn gì bệnh sẽ lại tái phát.
Một số biện pháp điều trị bạn nên bắt đầu gồm:
Sử dụng vớ giãn tĩnh mạch, kem bôi kết hợp với thay đổi lối sống thường
Phẫu thuật hay can thiệp nội khoa thường là giải pháp cuối cùng.
Về phẫu thuật thì có một số cách như sau:
Chích xơ tĩnh mạch, điều trị bằng laser nội mạch, can thiệp nội mạch bằng sóng cao tần RFA, phẫu thuật bóc tách tĩnh mạch
Chi tiết các kỹ thuật này kèm theo tác dụng phụ nếu có, bạn nên đọc Sách chặn đứng suy giãn tĩnh mạch
Về thay đổi lối sống:
Bạn nên thực hiện một số thay đổi như
- Giảm cân, thực hiện chế độ ăn ít calo nếu bạn đang thừa cân, béo phì.
- Tập thể dục: như đã nói ít vận động cũng là một nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch. Tập thể dục là cần thiết chỉ cần bạn đừng tập luyện quá sức là được.
- Giảm căng thẳng: khi bạn căng thẳng bệnh tình sẽ nặng hơn. Có nhiều cách để kiểm soát căng thẳng như tập thiền hay tập thể dục nhẹ nhàng.
- Bỏ hút thuốc nếu bạn đang hút thuốc: Bỏ thuốc sẽ cải thiện sức khỏe nói chung của bạn chứ không riêng gì bệnh giãn tĩnh mạch.
Cách trị suy giãn tĩnh mạch ở nhà
Để trị suy giãn tĩnh mạch ở nhà, bạn kết hợp thay đổi lối sống ăn uống với sử dụng một số sản phẩm tham khảo bên dưới:
Giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?
Nhiều người nghĩ rằng suy giãn tĩnh mạch thường nghĩ rằng không nên tập thể dục.
Hoàn toàn không đúng.
Như đã nói ở trên tập thể dục chính là một cách hỗ trợ điều trị bệnh này.
Nó sẽ làm chậm quá trình diễn biến tự nhiên của bệnh. Chưa kể đến tập thể dục cũng góp phần làm giảm căng thẳng.
Hơn nữa tập luyện đúng cách góp phần làm tăng sức mạnh cho cơ đùi và bắp chân. Nhờ vậy việc đẩy máu từ tĩnh mạch về tim suôn sẻ hơn.
Vấn đề chỉ là:
Bạn cần xây dựng một chế độ tập thể dục sao cho phù hợp với tình trạng thể lực của bạn.
Tập thể dục với người bị bệnh giãn tĩnh mạch gồm 3 loại bài tập : tim mạch, kháng lực và tăng cơ.
Đi bộ chính là một trong những bài tập cho tim mạch. Bạn nên bắt đầu bài tập này theo mức độ tăng dần.
Kiểu như nếu bạn thoải mái đi bộ trong 10 phút thì nên bắt đầu với khoảng thời gian. Sau đó tăng dần lên miễn là cơ thể bạn vẫn không quá mệt sau khi đi bộ.
Bạn có thể tham khảo thêm 10 bài tập đơn giản trong sách Chặn đứng suy giãn tĩnh mạch.
Vớ giãn tĩnh mạch
Mình thấy vớ giãn tĩnh mạch chính là cách điều trị suy giãn tĩnh mạch an toàn hiện nay.
Nhiều bác sĩ thường khuyên người bệnh nên dùng cách này đầu tiên.
Nhiều người khi đeo vớ cũng cảm thấy triệu chứng của bệnh cũng thuyên giảm bớt đi khá nhiều.
Vậy vớ dùng để trị giãn tĩnh mạch có gì khác với vớ thông thường hay không?
Loại vớ này thường làm từ các loại sợi đặc biệt giúp tăng áp lực lên chân đặc biệt tĩnh mạch ở chân, bàn chân và mắt cá chân.
Áp lực này giúp cho các tĩnh mạch đang phình ra sẽ nhanh xẹp hơn. Nhờ vậy máu sẽ lưu thông về tim tốt hơn, tránh tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân.
Suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì?
Về chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh giãn tĩnh mạch, bạn tham khảo cuốn sách Chặn đứng suy giãn tĩnh mạch.
Ở đây mình sẽ tổng hợp một số kiến thức căn bản.
Đầu tiên, bạn cần một chế độ ăn lành mạnh. Vậy thế nào chế độ ăn lành mạnh?
Chế độ ăn lành mạnh là một chế độ ăn giàu chất xơ, đủ đạm, vitamin, khoáng chất, giàu chất chống viêm, giàu chất chống oxy hóa.
Bên cạnh đó, bạn cần uống đủ nước với lượng khuyến cáo từ 1.5-2 lít nước. Cái này còn tùy theo thể chất và mức độ vận động của bạn.
Nguyên tắc ăn uống như sau:
- Chất béo nên tránh các loại chất béo chuyển hóa có mặt trong các loại thực phẩm sản xuất công nghiệp như mì tôm, bơ thực vật, đồ ăn nhanh vân. Thay vào đó nên chọn chất béo không bão hòa đơn và đa như dầu olive, các loại hạt như hạnh nhân, macca, hạt điều, bơ đậu phộng, dầu lạc, hạt lanh, hạt óc chó, dầu hạt cải vân vân.
- Ăn nhạt ít muối. Vì ăn nhiều muối sẽ làm cho tĩnh mạch càng giãn và phình to hơn.
- Tích cực ăn các loại trái cây tươi ví dụ như cam, quýt hay quả mọng thường có chứa nhiều flavonoid giúp giảm viêm sưng.
- Nên ăn nhiều loại rau có hàm lượng xơ cao như rau cải xanh, bông cải xanh, rau xà lách, cà rốt vân vân
- Nên chọn ngũ cốc toàn phần thay cho các loại tinh chế chẳng hạn như bột mì nguyên cám thay vì bột trắng, gạo lức thay gạo trắng. Một số loại ngũ cốc tốt nên ăn như bột yến mạch nguyên cám, diêm mạch, hạt kê vân vân.
- Với thịt nên ưu tiên sử dụng thịt gà bỏ da. Thịt bò nạc nên dùng mức vừa phải. Tất cả các loại thịt heo và sản phẩm từ thịt heo như xúc xích không nên dùng.
Lời kết
Đến đây bạn đã trang bị cho mình kiến thức quan trọng về bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Với bệnh này phương pháp điều trị đầu tiên bạn nên áp dụng:
Sử dụng kem bôi kết hợp với vớ áp lực và thay đổi lối sống.
Phẫu thuật hay can thiệp thường là giải pháp cuối cùng.
Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích.
Mình là Thịnh. Đam mê lối sống healthy và sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên. Cảm ơn bạn đã ghé thăm website