10 dấu hiệu tiểu đường bạn không nên bỏ qua

Bạn đang quan tâm tới dấu hiệu tiểu đường? Hay các triệu chứng tiểu đường ở giai đoạn đầu? 

Như bạn đã biết: 

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là một bệnh về trao đổi chất với đặc trưng là đường huyết tăng cao. 

Tính đến năm 2014, có khoảng 387 triệu người trên thế giới bị tiểu đường.

Tiểu đường xảy ra khi tuyến tụy hoặc không sản sinh đủ lượng insulin hoặc các tế bào không thể đáp ứng được với insulin trong cơ thể.

Có 3 kiểu tiểu đường:

Bệnh tiểu đường tuýp 1: Cũng được gọi bệnh tiểu đường vị thành niên, nó xảy ra khi tuyến tụy không thể sản sinh đủ insulin.

Nó được xem như là bệnh tự miễn dịch.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 1 bao gồm tiền sử gia đình bị bệnh, tiếp xúc với các bệnh do virut gây ra, sự xuất hiện các tế bào hệ miễn dịch gây hủy hoại trong cơ thể, và lượng vitamin D thấp.

Tiểu đường tuýp 2: Đây là hình thức bệnh tiểu đường phổ biến nhất và xảy ra khi tuyến tụy không sản sinh đủ insulin để điều hòa đường huyết hoặc các tế bào không thể sử dụng insulin đúng cách.

Béo phì, phong cách sống thiếu tích cực, tiền sử gia đình bị bệnh, lão hóa, lịch sử bị tiểu đường thai kỳ, hội chứng buồng trứng đa nang, huyết áp cao, và nồng độ triglycerid và cholesterol bất thường là những yếu tố nguy cơ phổ biến của kiểu tiểu đường này. 

Tiểu đường thai kỳ: Điều này xảy ra trong hoặc sau khi mang thai mà không bất kỳ tiền sử nào trước đó bị tiểu đường. Phụ nữ trên 25 tuổi thường hay mắc bệnh.

Béo phì cũng tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tính đến 2014, khoảng 90% người bị tiểu đường là tiểu đường tuýp 2, chiếm 8.3% dân số người trưởng thành. Cả phụ nữ và đàn ông đều mắc tiểu đường tuýp 2 với số lượng tương đương. 

Biểu tiểu đường thường xuyên được gọi kẻ giết người thầm lặng bởi vì triệu chứng của nó thường dễ bị bỏ qua.

Thường xuyên mọi người thậm chí không biết rằng mình bị tiểu đường vì triệu chứng sớm thỉnh thoảng dường như vô hại.

Điều trị và chẩn đoán sớm có thể giúp ngăn ngừa biến chứng phức tạp.

Những biến chứng này bao gồm: bệnh tim mạch, tổn thương thần kinh, tổn thương thận, tổn thương mắt, tổn thương chân, vấn đề về da và biến chứng thai kỳ. 

Đây là 10 dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tiểu đường bạn không nên bỏ qua.

dấu hiệu tiểu đường nên biết

Dấu hiệu tiểu đường 1: thường xuyên và/hoặc đi tiểu với lượng lớn

Một trong những dấu hiệu sớm nhất của cả tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 là đi tiểu thường xuyên với lượng lớn bất thường. 

Theo thuật ngữ y khoa dấu hiệu kinh điển này gọi là chứng đái nhiều. 

Khi bạn bị tiểu đường, đường (glucose) tích tụ trong máu quá nhiều. Thận phải làm việc tích cực để lọc và hấp thụ lượng đường thừa.

Trong quá trình này, đường thừa bài tiết ra ngoài vào đường tiểu, sau đó hút dịch lỏng từ các mô. Điều này dẫn tới lượng nước tiểu cao bất thường. 

Nhu cầu đi tiểu liên tục, đặc biệt là nếu bạn thức dậy vào buổi tối để sử dụng phòng tắm, là một thứ gì đó bạn cần xem xét nghiêm túc và đi khám bác sỹ.

Dấu hiệu tiểu đường 2: cảm thấy khát nước

Cảm giác cực kỳ khát là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh tiểu đường. Do đi tiểu thường xuyên, cơ thể bị mất nước, làm cho bạn cảm thấy rất khát 

Nếu bạn uống đồ uống có đường như nước ngọt có ga, nước trái cây thì lại càng khát, nhiều đường vào cơ thể dẫn tới càng thêm khát.

Nếu lý do cho việc khát nước thường xuyên là đường huyết cao, việc uống nước sẽ không làm thỏa mãn cơn khát. Điều này khác với trường hợp bạn khát nước do dị ứng, cảm cúm, cảm lạnh, sốt hay mất nước do nôn nửa hay tiêu chảy.

Nếu bạn cảm thấy khát nước bất thường và uống nước không làm bạn hết khát, hãy đi khám bác sỹ.

Dấu hiệu tiểu đường 3: Cơn đói 

Có cơn đói thường xuyên là dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường.

Khi mọi người bị tiểu đường, họ cảm thấy đói hơn thường lệ và có xu hướng ăn nhiều hơn. Điều này xảy ra bởi vì cơ thể không thể chuyển hóa đường thành năng lượng cho các tế bào.

Khi tế bào thiếu năng lượng, cơ thể phải tự động tìm thêm nguồn nhiên liệu, gây ra cơn đói liên tục.

Ngoài ra, ăn nhiều hơn không loại bỏ được cảm giác đối với những người bị tiểu đường, vì điều này sẽ làm cho đường huyết tăng lên.

Do vậy, ăn nhiều hơn chỉ làm cho vấn đề tệ hơn. Hãy tham khảo ý kiến bác sỹ nếu bạn có cơn đói liên tục trong thời gian kéo dài.

Dấu hiệu tiểu đường 4: vết thương lâu lành

Đối với người bị bệnh tiểu đường, các vết thương thường lâu lành so với một người không bị bệnh.

Đường huyết cao làm cứng động mạch, làm cho mạch máu hẹp hơn thường lệ.

Điều này làm cho lượng máu và oxy đến vùng bị thương ít đi, do vậy vết thương cần nhiều thời gian để lành.

Ngoài ra, đường huyết tăng cao có tác động trực tiếp đến chức năng của tế bào hồng cầu mang dinh dưỡng đến các mô. Điều này cũng làm chậm lại quá trình lành của vết thương.

Ngoài làm cho vết thương lâu lành, vết thương có thể phát thành loét hoặc nhiễm trùng. Do vậy, vết thương dù nhỏ đến mấy cũng cần giám sát kỹ. 

Hãy thăm khám nếu vết thương của bạn bị nhiễm trùng hoặc không khỏi.

Dấu hiệu tiểu đường 5: viêm nhiễm tái diễn đi tái diễn lại

Đường huyết áp làm cho cơ thể cực  kỳ nhạy cảm với các kiểu viêm nhiễm. Vị trí viêm nhiễm phổ biến là da và đường tiết niệu.

Người bị tiểu đường phải chịu đựng viêm nhiễm thường xuyên, và thỉnh thoảng viêm nhiễm phát đi phát lại. Điều này chủ yếu là do hệ miễn dịch yếu.

Nếu bạn bị viêm nhiễm, bạn cần kiểm tra xem có bị tiểu đường hay không. Kiểm tra máu đơn giản là đủ để biết tình trạng sức khỏe của bạn.

Dấu hiệu tiểu đường 6: giảm cân không rõ lý do

Trong khi béo phì là một yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường, mất đi vài cân nặng mà không rõ lý do là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Giảm cân trong những trường hợp như thế này chủ yếu là do 2 lý do:

Cơ thể mất nước quá nhiều do đi tiểu thường xuyên và cơ thể không thể hấp thu calo từ đường trong máu.

Ngoài ra, insulin không đủ buộc cơ thể phải phá vỡ protein từ cơ để làm nguồn nhiên liệu thay thế, gây ra sự sụt giảm cân nặng.

Trong cả tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, một trong những dấu hiệu sớm là giảm cân tương đối nhiều.

Giảm cân nhanh không rõ lý do không tốt cho sức khỏe và cần phải thăm khám kỹ càng.

dấu hiệu tiểu đường 2

Dấu hiệu tiểu đường 7: mệt mỏi và cơ thể suy nhược

Mệt mỏi là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường. Điều này có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày của bạn.

Do đường huyết tăng cao, cơ thể không thể phản ứng đúng cách với insulin.

Thậm chí các tế bào không thể hấp thu glucose trong máu. Điều này dẫn tới mệt mỏi và cơ thể suy nhược thậm chí ăn ngon ngủ tốt.

Thêm nữa, do tuần hoàn máu kém, các tế bào không lấy đủ oxy và chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Ngoài ra, đường huyết tăng cao gây ra viêm cũng làm cho cơ thể mệt mỏi.

Hãy chú ý đến tình trạng mệt mỏi hay xảy ra và thăm khám để biết được bạn bị tiểu đường hay một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Dấu hiệu tiểu đường 8: cảm giác ngứa rát và tê bì

Cảm giác ngứa rát và tê bì ở tay, ngón tay, chân và ngón chân cũng là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường.

Đường huyết cao cản trở máu lưu thông tới tứ chi, từ đó làm tổn thương các sợi dây thần kinh.

Vấn đề có thể trở nên nghiêm trọng, cuối cùng làm ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của bạn hay giấc ngủ của bạn.

Nếu đường huyết tăng cao không được kiểm soát kịp thời, nó có thể dẫn tới bệnh động mạch ngoại biên do tuần hoàn máu kém, bệnh thần kinh ngoại biên đái tháo đường do tổn thương thần kinh. 

Hãy thăm khám nếu bạn có cảm giác ngứa rát và mất cảm giác ở tay chân. 

Dấu hiệu tiểu đường 9: da khô, ngứa

Vì tiểu đường làm tuần hoàn máu kém, các tuyến mồ hôi không còn hoạt động. Điều này dẫn tới da cực kỳ khô.

Cùng với tình trạng khô, da của bạn có thể trở nên cực kỳ ngứa.

Điều này xảy ra do nhiễm nấm, da khô hay tuần hoàn máu kém ảnh hưởng tới các phần thấp ở chân.

Tiểu đường thậm chí có thể gây ra mảng da sẫm màu ở các nếp gấp ở da xung quanh cổ, nách, vùng háng.

Đi tiểu thường xuyên và tình trạng khát nước cũng góp phần làm cho da khô ngứa.

Nếu bạn cảm thấy da khô và ngứa, bất kể đã dùng kem dưỡng ẩm, hãy thăm khám để tìm ra lý do căn nguyên.

Dấu hiệu tiểu đường 10: thị lực giảm nhìn mọi thứ không rõ ràng

Nếu đột nhiên bạn thấy thị lực giảm đi, mọi thứ nhìn không rõ ràng chi tiết, nó có thể do đường huyết tăng cao.

Đường huyết cao dẫn tới những thay đổi trong nồng độ dịch lỏng trong cơ thể. Điều này làm cho thủy tinh thể trong mắt của bạn sưng lên, tác động tới thị lực.

Ngay khi đường huyết trở về bình thường, vấn đề thị lực sẽ được giải quyết. 

Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán, tiểu đường có thể làm cho các mạch máu mới hình thành ở võng mạc, dẫn tới các các vấn đề về mắt nghiêm trọng hơn như bệnh đục nhân mắt, bệnh tăng nhãn áp, bệnh màng lưới. 

Mặc dù thị lực mờ đi có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, có những lý do khác có thể gây ra như tăng nhãn áp, mắt khô, cận thị, huyết áp thấp, viêm nhiễm ở mắt và một vài kiểu tổn thương ở mắt. Dù gì đi nữa bạn cần đi thăm khám để biết rõ lý do. 

Đọc thêm:

Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?

10 thực phẩm dành cho người tiểu đường