Đường fructose là gì, có nhiều ở đâu, có tốt không?

Bạn nghe nói tới đường fructose. Bạn không rõ đường fructose là gì? 

Nghe nói đường này không tốt cho sức khỏe? Vậy thực hư ra sao? 

Trong bài viết ngày hôm nay, mình sẽ giúp bạn hiểu thêm loại đường này.

Nào chúng ta cùng bắt đầu. 

đường fructose

Đường fructose là gì? 

Nói về hóa học, fructose là một loại đường đơn. Nó giống như glucose. Glucose cũng là một loại đường đơn.  

Fructose và glucose là thành phần cấu tạo nên đường sucrose (tên gọi đường mía). 

Đường mía gồm 50% là fructose và 50% glucose. 

Nói về phân biệt giữa đường glucose và fructose: 

Các tế bào cơ thể có thể sử dụng trực tiếp glucose như là nguồn cung cấp năng lượng. Trong khi đó fructose phải đưa đến gan. 

Ở đây gan sẽ chuyển hóa thành glucose. Nếu đầu vào nhiều quá sẽ gan chuyển hóa thành mỡ. 

Một số đặc tính nổi bật của đường này: 

  • Nó có độ ngọt cao nhất trong số các loại đường tự nhiên
  • Có độ hòa tan tốt trong nước nên thường có mặt trong các loại đồ uống như nước ngọt, nước giải khát
  • Có phản ứng caramel hóa nâu ở nhiệt độ thấp chỉ 105 độ C so với 150 độ C ở đường glucose hay 1560 độ C ở đường sucrose. Vì vậy sử dụng mật ong hay nước ngọt (có chứa nhiều fructose) trong nấu nướng dễ tạo màu đỏ hơn so với đường mía. 

Đường fructose có nhiều ở đâu? 

Đường fructose bạn nạp vào cơ thể có 2 nguồn. 

Thứ nhất từ tự nhiên. Một số thực phẩm có chứa nhiều đường này như mật ong, siro cây thùa, cam thảo, sung khô, một số loại trái cây rau củ như táo, măng tây, lê, hành boro…

Nguồn thứ hai chính là siro bắp giàu fructose và đường tinh luyện (loại này sẽ cơ thể phân tách thành glucose và fructose).

Đường tinh luyện và siro bắp giàu fructose thường sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Các loại thực phẩm như bánh kẹo, đồ uống có đường thường sử dụng hai thành phần làm ngọt này. 

Đường fructose tốt hay xấu? 

Để đánh giá đường này xấu hay tốt còn tùy thuộc vào nguồn nạp và lượng bạn ăn vào. 

Đường fructose từ thiên nhiên như trái cây toàn phần tốt hơn là loại có trong siro bắp giàu fructose hay đường tinh luyện. 

Nếu bạn chỉ ăn trái cây khả năng bạn xơi nhiều fructose khá thấp. Thêm nữa, hoa quả còn chứa nhiều thành phần tốt khác như chất xơ, vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật. 

Trong khi đó hãy hình dung: 

Bạn thường xuyên sử dụng đường tinh luyện. Hay sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều siro bắp giàu fructose như ăn bánh kẹo, uống nước ngọt thường xuyên. 

Những cái này thường gây nghiện hơn và bạn ăn chắc nhiều hơn hoa quả. Do vậy việc đưa vào cơ thể quá nhiều đường fructose rất dễ xảy ra. 

Tình huống này sẽ biến anh chàng fructose trở thành kẻ xấu với sức khỏe của bạn. 

Đầu tiên nó sẽ gây cho bạn béo phì. Như mình đã nói cơ thể không thể sử dụng trực tiếp đường fructose. 

Gan sẽ phải hoạt động hết công suất để xử lý đường fructose bạn tống vào cơ thể. Lúc này gan sẽ chuyển hóa lượng thừa thành mỡ tích trữ. 

Ở đây bạn có thể mắc phải bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu bia. 

Tệ hơn nữa: 

Đường fructose này làm giảm tác dụng của hormone leptin (hormone gây ra cảm giác no). Vì vậy bạn sẽ nạp vào cơ thể nhiều calo hơn mức cần thiết. 

Cơ chế này càng làm tình trạng béo phì trở nên trầm trọng hơn. 

Nghiên cứu còn cho thấy đường fructose gây ra tăng acid uric trong máu (yếu tố dẫn tới bệnh gout) và tăng huyết áp. (1)

Nghiên cứu cũng cho thấy ăn nhiều đường fructose có thể gây kháng insulin, từ đó dẫn tới nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2 (2)

Lời kết

Tóm lại đường fructose là một loại đường đơn như glucose. Cả hai đều hấp thu ở ruột non. 

Tuy nhiên, các tế bào cơ thể sử dụng trực tiếp glucose. Còn fructose phải qua gan xử lý mới chuyển thành glucose. 

Gan không xử lý hết sẽ chuyển thành mỡ dự trữ. 

Đường fructose trong trái cây toàn phần hay các nguồn thiên nhiên khác không gây hại cho sức khỏe. 

Còn ở đường tinh luyện hay siro bắp giàu fructose có thể gây hại cho sức khỏe. Bởi ở hình thức này bạn rất dễ nạp vào cơ thể quá nhiều fructose. 

Còn tất nhiên ăn với lượng vừa phải có kiểm soát cũng không gây vấn đề. Thỉnh thoảng uống lon nước ngọt hay hay ăn vài miếng bánh quy cũng chả chết ai.

Đọc thêm:

Chất béo tốt và xấu?