Uống hà thủ ô có tốt không?

Trong bài viết hôm nay, mình sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về cây thuốc Hà thủ ô

Sau khi đọc xong, bạn sẽ nắm rõ

Công dụng hay tác dụng chữa bệnh của Hà thủ ô

Bạn cần kiêng gì khi dùng vị thuốc này

Những sản phẩm có chứa Hà thủ ô tốt nên dùng

Bên cạnh đó, bạn cũng biết được nhiều kiến thức thú vị xung quanh vị thuốc này như lịch sử tên gọi, cách bào chế vân vân. 

Nào chúng ta cùng bắt đầu. 

Lịch sử tên gọi Hà Thủ Ô

Đông Y xem Hà thủ ô như là một vị thuốc bổ giúp trẻ hóa cơ thể, làm đen râu tóc. Chính vì vậy vị thuốc này thường gắn với công dụng cải lão hoàn đồng. 

Ở Việt Nam, có loại gồm Hà thủ ô đỏ và Hà thủ ô trắng. Trong đó loại đỏ là vị chính thức. Nó có tác dụng tốt hơn loại trắng. 

Bài viết này mình tập trung vào loại loại đỏ

Về tên gọi Hà thủ ô có khá nhiều tên gọi khác nhau như thủ ô, giao đằng, dạ hợp, địa tinh. Tên khoa học là Polygonum multiflorum Thunb thuộc họ rau răm Polygonaceae

Nhân đây mình chia sẻ thêm về lịch sử của loài cây này. 

Trong sách Bản thảo cương mục có ghi thứ thuốc này có tên là giao đằng, sau vì một người có tên gọi là Hà Thủ Ô dùng thuốc này nên mới có tên như vậy. 

Hà thủ ô là người ở huyện Nam Hà thuộc Thuận Châu bên Trung Quốc. Ông của người này có tên là Năng Tự, tên thường gọi là Điền Nhi. 

Điền Nhi từ nhỏ đã yếu ớt. Năm 58 tuổi vẫn chưa có con. Một hôm ông này say rượu nằm ở sườn núi thấy có hai gốc cây leo cành lá quấn với nhau. 

Điền Nhi thấy lạ liền đào lấy củ đem về dùng. Mỗi lần ông uống 4g. Uống trong vài tháng thì người mạnh khỏe. 

Vì vậy ông tiếp tục tăng liều lên 8g. Uống như vậy cả năm dòng thì bệnh tật đều khỏi, tóc đang bạc hóa thành đen. Trong 10 năm sinh được vài con giai. 

Trong số các con của ông có Điền Tú. Vị này cũng tiếp tục uống thuốc chế từ loài cây này và thọ tới 160 tuổi. 

Điền Tú sinh ra một người con trai có tên là Hà Thủ Ô. Ông này cũng tiếp tục uống và thọ tới 130 tuổi mà tóc vẫn đen. 

Có người bạn thân của Thủ Ô tên là Lý An Kỳ lấy bài thuốc này đêm về uống rồi thuật lại truyện trên. Từ đó cây thuốc có tên gọi là Hà Thủ Ô. 

Hà Thủ Ô là cây như thế nào? 

hà thủ ô

Hà thủ ô thực ra là một loại dây leo, thân mọc xoắn vào nhau. Mặt ngoài thân thân có màu xanh tía, có những vân hoặc bì khổng. Mặt thân nhẵn, không có lông. 

Rễ phình thành củ, ngoài nâu, trong đỏ. 

Lá mọc so le, có cuống dài. Phiến lá giống lá rau muống, có gốc hình tim hẹp, dài 4-8cm, rộng 2.5-5cm, đầu nhọn, phía cuống hình tim, hoặc hình mũi tên, nhẵn và không có lông. 

Lá kèm mỏng, màu nâu nhạt, ôm lấy thân hoa nhỏ, đường kính 2mm, có cuống ngắn từ 1-3mm. 

Hoa nhỏ màu trắng mọc thành chùm, nhiều nhánh. Nhị 8 với 3 nhị hơi dài hơn. Bầu hình 3 cạnh, vòi ngắn gồm 3 cái rời nhau, nuôm hình màu gà, rủ xuống. 

Quả bế hình 3 cạnh, màu đen.

Mùa hoa tháng 10, mùa quả tháng 11. 

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây này mọc hoang ở rừng núi, nhiều nhất ở các tỉnh Tây Bắc. Tiếp đến là các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lào Cai, Lai Châu, Tây Nguyên. 

Cây trồng khá dễ bằng những đoạn thân hay cành bánh tẻ dài 30-40cm hoặc bằng củ có đường kính 3-5cm. Sau 2-3 năm thì thu hoạch.

Bộ phận dùng là rễ củ. Thu hoạch quanh năm tốt nhất vào mùa Thu Đông khi cây khô héo. 

Về chế biến: 

Hà thủ ô thái lát, ngâm nước vo gạo, một ngày một đêm, rửa lại cho sạch rồi tiếp tục chế với nước đậu đen. Mỗi 1kg vị thuốc này dùng cho 100g đậu đen

Cho đậu đen vào nồi rồi đổ khoảng 2 lít nước. Nấu cho đậu đen chín nhừ rồi chắt lấy nước. Nước này đem trộn với Hà Thủ ô rồi cho vào đồ đựng không dùng sắt, đặt vào nồi hấp cho đến khi nước đậu đen thấm hết vào các miếng Hà thủ ô. 

Cuối cùng đem Hà thủ ô phơi khô hoặc sấy khô là xong. 

Cẩn thận hơn thì chế biến theo cách Cửu chung cửu sái. Nghĩa là nấu và phơi Hà thủ ô với nước đậu đen như trên 9 lần. 

Bạn cảm thấy chế biến như này hơi phiền toái phải không? 

Hãy thử tham khảo các sản phẩm có chứa Hà thủ ô bên dưới. 

Tác dụng của Hà thủ ô

Theo Đông Y, cây thuốc này có vị đắng, chát, hơi ngọt, tính âm. Công dụng của nó như sau: 

Bổ gan thận, ích tinh tủy, hỏa khí huyết, mạnh gân xương, nhuận tràng. 

Vì vậy nó thường dùng để bổ máu, chữa thận suy, gan yếu, tinh thần suy nhược, ngủ kém, thiếu máu, đau lưng, mỏi gối, di mộng tinh, khí hư, đại tiểu tiện ra máu, táo bón, da mẩn ngứa không khỏi. 

Uống lâu sẽ có tác dụng làm đen râu tóc, làm tóc đỡ khô và rụng hơn. Vì vậy những người tóc bạc sớm thường tìm đến vị thuốc này. 

Bài thuốc hay từ cây Hà thủ ô

Ở đây mình tổng hợp lại nhiều bài thuốc nổi tiếng sử dụng vị thuốc này.

Đơn thuốc dành cho người già yếu, thần kinh suy nhược, ăn uống kém:

Hà thủ ô 10g, đại táo 5g, trần bì 3g, sinh khương 3g, thanh bì 2g, cam thảo 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. 

Ngày chia 3-4 lần uống. 

Bài thuốc dành cho người già xơ cứng mạch máu, nam giới tinh yếu khó có con:

Hà thủ ô 20g, tang thầm tử 16g, kỷ tử 16g, ngưu tất 16g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia 2 lần uống trong ngày. 

Bài thuốc chữa huyết hư máu nóng, tóc khô rụng, bạc sớm, hồi hộp chóng mặt, ù tai, hoa mắt, lưng gối đau mỏi, khô khát táo bón:

Hà thủ ô 20g, sinh địa 20g, huyền sâm 20g. Sắc uống. 

Bài thuốc làm đen râu tóc, khỏe gân cốt, bền tinh khí, sống lâu:

Hà thủ ô đỏ 600g, hà thủ ô trắng 600g, xích và bạch phục linh 600g, ngưu tất 320g, đương quy 320g, câu kỷ tử 320g, thổ ty tử 320g, bổ cốt chi 100g. Tất cả làm thuốc hoàn. Ngày uống 3 lần. Mỗi lần 50 viên. 

Trị sốt rét: Hà thủ ô 25g, cam thảo 3g. Sắc chia 2 lần uống trong ngày. 

Bổ khí huyết, mạnh gân cốt: hà thủ ô đỏ và trắng với lượng bằng nhau, ngâm nước vo gạo trong 3 đêm, sao khô rồi tán nhỏ, luyện mật làm viên to bằng hạt đậu xanh. Uống mỗi ngày 50 viên với rượu vào lúc đói.

Chữa đái dắt, đái buốt, đái ra máu: dùng lá Hà thủ ô, lá huyết dụ bằng nhau sắc rồi hòa thêm mật vào uống. 

Điều kinh bổ huyết: Hà thủ ô (rễ, lá) 1 rổ lớn, đậu đen 1/2kg. Hai thứ giã nát, đổ ngập nước, nấu nhừ. Lấy vải mỏng rồi lọc lấy nước cốt, nấu thành cao, thêm ½ lít mật ong, nấu lại thành cao, để trong thố đậy kín, mỗi lần dùng 1 muỗng canh. Dùng lâu mới công hiệu. 

Cần kiêng gì khi dùng Hà thủ ô

Người dùng Hà Thủ Ô cũng không nên ăn tiết canh. Tránh ăn các loại thực phẩm tươi sống như gỏi, nem thịt sống… và đồ tanh.

Thêm một số thực phẩm kiêng kỵ khác:

Người dùng Hà Thủ Ô cũng không nên ăn tiết canh. Tránh ăn các loại thực phẩm tươi sống như gỏi, nem thịt sống… và đồ tanh.

Một số đối tượng mà chuyên gia khuyến cáo không nên dùng Hà Thủ Ô:

  • Không dùng Hà Thủ Ô có trẻ em dưới 3 tuổi
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên uống
  • Những người bị rối loạn tiêu hóa, viêm đường tiêu hóa, viêm dạ dày. Theo BS Cao Hồng Phúc, Học viện Quân y 103 nếu bạn dùng thì có khả năng ảnh hưởng tới gan. 
  • Những người đang điều trị ung thư vú, ung thư cổ tử cung. Vì trong Hà Thủ Ô có hoạt tính estrogen do vậy nó làm cho khối u phát triển hoặc tái phát. 
  • Những bệnh nhân sắp sửa có phẫu thuật. Lý do là Hà Thủ Ô làm giảm đường huyết nên có thể dẫn tới tử vong. 
  • Những người đang bị tiêu chảy cũng không nên dùng. 
  • Những người bị teo cơ, viêm cơ cũng không nên dùng vì Hà Thủ Ô sẽ làm cho hoạt động cơ bị rối loạn nghiêm trọng. 

Sản phẩm chứa Hà thủ ô nên dùng

Dùng Hà thủ ô dưới dạng dạng dược liệu thô thường có 2 vấn đề lăn tăn: 

Thứ nhất chính là chất lượng. Hiện tại không có cơ quan quản lý nào kiểm soát chất lượng những mặt hàng này. 

Chắc bạn đã nghe nói tới xác dược liệu. Đây chính là những dược liệu đã hút hết dưỡng chất. Dùng chúng chỉ tốn tiền mà chả đem lại hiệu quả nào. 

Thứ hai việc chế biến Hà thủ ô cũng khá cầu kỳ như bên trên mình đã nói. 

Vì vậy bạn nên cân nhắc sử dụng những sản phẩm có chứa Hà thủ ô bán sẵn trên thị trường. 

Ở đây mình tổng hợp những sản phẩm chất lượng. Chúng đều có giấy phép của Bộ Y Tế.

Cao hà thủ ô King Kao

cao-hà-thủ-ô-king-kao-bán-ở-đâu

Cao hà thủ ô King Kao là sản phẩm của công ty Sunite. Sản phẩm này sản xuất tại nhà máy công ty cổ phần hóa dược Việt Nam. 

Đây là những đơn vị sản xuất cao dược liệu hàng đầu ở Việt Nam. Các sản phẩm của họ đều có giấy phép của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ Y Tế. 

Hơn thế, họ áp dụng rất nhiều công nghệ hiện đại trong bào chế các loại cao dược liệu. 

Ví dụ cao hà thủ ô của họ khác hẳn với nhiều loại cao hà thủ ô khác trên thị trường. 

Công ty đã áp dụng công nghệ phun sương của Nhật Bản. Công nghệ này sẽ loại bỏ hoàn toàn độc tính trong dược liệu. 

Không chỉ vậy công nghệ phun sương còn giúp tạo ra dạng cao khô.

Như bạn đã biết đa số các sản phẩm cao hà thủ ô trên thị trường đều là cao đặc. 

Vậy cao khô có gì khác cao đặc? 

Đây là điểm khác biệt: 

  • Cao khô có độ ẩm còn 3% do vậy việc bảo quản và thời gian sử dụng sẽ được dài hơn. Chất lượng của dược liệu được bảo toàn tốt nhất. Trái lại cao đặc độ ẩm 25% rất dễ bị nấm mốc hoặc bị phân hủy ở môi trường bình thường. 
  • Cao khô rất dễ định lượng và dễ sử dụng. Dùng cao đặc thì hay bị dây dớt rất khó chịu. Việc mang đi cũng bất tiện vì nó rất bẩn. 
  • Cao khô hòa tan và thẩm thấu nhanh hơn cao đặc. Cao hoàn toàn là tinh chất nên cho hiệu quả điều trị cao hơn. 

Lời kết

Trên đây là tất cả thông tin về tác dụng chữa bệnh của Hà thủ ô. 

Bạn đã biết cách bào chế hà thủ ô thủ công và những bài thuốc cổ truyền dùng vị thuốc này. 

Không chỉ vậy, bạn cũng biết những sản phẩm nổi bật có sử dụng vị thuốc này. Trong cuộc sống hiện đại bận rộn như thế này, dùng dược liệu thô là đều bất khả thi. 

Chính vì những sản phẩm bán sẵn như cao hà thủ ô hay viên nang có chứa hà thủ ô rất thuận tiện. 

Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích.