Bệnh ngủ ngáy: nguyên nhân, cách chữa ra sao?

Hôm nay, mình sẽ đề cập tới bệnh ngủ ngáy. 

Chắc bạn đã sẽ cảm thấy khó chịu khi ngủ cạnh người ngáy to khi ngủ? 

Vậy nguyên nhân ngủ ngáy là gì? Cách chữa ra sao? 

Liệu bệnh này có nguy hiểm gì không? 

Hãy tiếp tục đọc bên dưới. 

ngủ ngáy

Nguyên nhân ngủ ngáy là gì? 

Tiếng ngáy là một âm thanh khá khó chịu mà một vài người trong chúng ta phát ra khi ngủ. 

Vậy, nguyên nhân nào gây ra âm thanh này?

Bạn ngáy bởi bằng một vài cách nào đó việc hít thở của bạn bị tắc nghẽn, thông thường là do các mô bị dãn ra chặn đường thở của bạn.

Khi bạn hít vào, không khí đi qua những mô này làm cho chúng rung lên. Sự rung lên này chính là nguyên nhân gây ra âm thanh khi bạn ngáy.

Đơn giản phải không?

Nhưng thứ không đơn giản chính là tìm ra chính xác nguyên nhân gây tắc nghẽn đường thở của bạn.

Bởi mỗi thủ phạm gây tắc nghẽn ở mỗi người ngáy ngủ khác nhau.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến. 

Rượu, thuốc ngủ và an thần

Có một lý vì sao một số người chỉ ngáy sau khi uống đồ uống có cồn.

Cơ thể của chúng có cơ chế phòng vệ tự nhiên để ngăn đường thở bị chặn hoặc tắc nghẽn trong khi chúng ta ngủ.

Nhưng khi bạn uống đồ uống có cồn, cơ chế bảo vệ tự nhiên này bị suy giảm ở một mức độ nào đó.

Cụ thể đồ uống có cồn làm suy giảm hệ thần kinh trung tâm. Điều này làm cho các cơ trong cơ thể giãn ra.

Điều này bao gồm cơ ở vùng họng. Và khi các cơ họng giãn ra có thể làm tắc nghẽn đường thở, một nguyên nhân phổ biến gây ra ngáy ngủ.

Thêm nữa, đồ uống có cồn có thể làm cho lưỡi giãn ra và chặn một phần đường thở.

Đó không phải là tất cả. Rượu cũng có thể gây ra nghẹt mũi, một nguyên nhân phổ biến khác của ngáy ngủ.

Nếu bạn nghĩ rượu gây ra ngáy ngủ, chắc chắn hãy dừng các loại đồ uống có cồn ít nhất 4 tiếng trước khi đi ngủ.

Điều này có lẽ đủ dài để cho hiệu quả của rượu giảm bớt do vậy bạn sẽ không ngáy khi đi ngủ. Nhưng điều này không đảm bảo tuyệt đối.

Vậy những viên thuốc ngủ thì sao?

Nhiều người ngáy ngủ thường quay sang sử dụng thuốc ngủ với hi vọng chúng sẽ giúp họ ngủ ngon.

Nhưng thực sự nhiều người bị đánh thức bởi tiếng ngáy của họ khi họ uống thuốc ngủ.

Họ không bao giờ nhận ra rằng, bởi thuốc ngủ làm giãn cơ vùng họng giống như đồ uống có cồn. Do vậy uống thuốc ngủ vào ban đêm thực sự làm cho họ ngáy ngủ.

Thuốc an thần  là một thủ phạm khác. Những loại thuốc này được thiết kế làm cho bạn có cảm giác thư giãn. Không may chúng cũng làm cho vùng họng của bạn giãn ra.

Dị ứng

Phản ứng dị ứng có thể làm cho bạn ngáy ngủ.

Nhiều người thươngf bị dị ứng với các tác nhân như lông động vật, hạt bụi bẩn...

Do vậy bạn nên cố gắng giữ cho phòng ngủ sạch sẽ bằng việc lau dọn và hút bụi thường xuyên. 

Nếu bạn có thú cưng, hãy để chúng bên ngoài phòng ngủ. Hoặc ít nhất khỏi giường của bạn.

Gối của bạn cũng có thể làm cho bạn ngáy ngủ. Nó mất quá nhiều thời gian để gối của bạn tích lũy đủ bụi bẩn gây cho bạn dị ứng.

Do vậy, những đêm bạn ngáy rất to, chiếc gối bạn đang dùng có thể là nguyên nhân.

Hai tuần một lần hãy giặt giũ gối của bạn. Bạn nên thay gối vài tháng một lần. Thực tế nếu gối của bạn đã dùng hơn 6 tháng rồi, chắc chắn bạn cần một cái mới.

Thừa cân

Thừa cân là một trong những nguyên nhân phổ biến của ngáy ngủ.

Thực tế, một trong những thứ đầu tiên mà bác sỹ làm khi họ phát hiện bệnh nhân của mình ngáy ngủ là:

Khuyên bệnh nhân giảm vài cân và có gắng đạt tới cân nặng lý tưởng.

Nếu bạn chỉ bạn bắt đầu ngày sau khi tăng cân, thực hiện giảm cân có thể giúp bạn giảm ngáy ngủ.

Khi bạn thừa cân, bạn sẽ thừa cân ở vùng cổ. Mô cổ dày hơn sẽ làm giảm chu vi bên trong vùng họng.

Kết quả là: vùng họng của bạn hẹp lại khi bạn ngủ gây tắc nghẽn một phần đường thở và làm cho bạn ngáy ngủ.

Nghẹt mũi

Nếu tình trạng ngáy của bạn xuất phát từ mũi thay vì từ họng hay vòm họng mềm, bạn cần giữ đường mũi sạch sẽ và thông thoáng. 

Điều này có nghĩa bạn cần giải quyết với bất cứ thứ nào làm cho hẹp hoặc tắc đường mũi giống như nghẹt mũi.

Thực tế, nghẹt mũi làm hẹp đường mũi làm cho không khí khó lưu thông hơn.

Ngưng thở khi ngủ

Ngáy ngủ là một trong triệu chứng phổ biến của những người bị chứng ngừng thở tắc nghẽn (Obstructive Sleep Apnea - OSA). 

OSA là một bệnh lý nguy hiểm mà mình đã đề cập chi tiết trong bài cách chữa ngưng thở khi ngủ ở nhà.

Tư thế ngủ

Tư thế bạn ngủ có thể làm cho bạn ngáy ngủ hoặc tình trạng ngáy ngủ tệ hơn. 

Nằm ngửa khiến phần gốc lưỡi cũng như vòm họng mềm chặn một phần đường thở gây ra ngủ ngáy. 

Do vậy bạn để hạn chế ngáy ngủ, bạn nên nằm về một bên. 

Hút thuốc

Bạn có lẽ đã biết tất cả lý do vì sao bạn cần bỏ thuốc lá.

Có hàng tá lý do thuyết phục bạn làm như vậy. Và đây là một lý do. Hút thuốc làm cho bạn ngủ ngáy, hoặc làm cho tình trạng ngủ ngáy của bạn tệ hơn so với việc bạn không hút thuốc.

Thuốc lá kích thích niêm mạch mũi họng, làm cho chúng sưng phồng lên và bị viêm.

Điều này dẫn tới nghẹt mũi và hẹp đường thở cả hai có thể làm cho bạn ngáy ngủ.

Bạn càng hút nhiều, lớp niêm mạc họng lại càng bị viêm kích ứng và xoang mũi sẽ hẹp lại.

Nếu bạn bỏ thuốc lá, nó sẽ giúp bạn giảm hoặc thậm chí loại bỏ ngủ ngáy.

Ngủ ngáy có nguy hiểm không?

Bạn vẫn nghĩ rằng ngủ ngáy chỉ đem lại phiền toàn cho người xung quanh bạn. 

Nhưng trước khi bạn xem nhẹ tật xấu khi ngủ này, hãy xem xét điều này:

Những người ngủ ngáy do hội chứng ngừng thở khi ngủ có khả năng chết sớm cao hơn 40% so với người không ngủ ngáy.

Lý do vì sao vậy?

Bởi vì ngủ ngáy được xem có mối liên hệ với nhiều vấn đề sức khỏe, từ bệnh tim cho tới trầm cảm.

Và nếu bạn vẫn đang tự hỏi ngủ ngáy có nguy hiểm không...

... thì bài viết hôm nay bạn sẽ biết 11 bệnh lý có liên quan tới ngáy ngủ.

Vậy chúng là gì?

Đột quỵ

Một nghiên cứu đã phát hiện rằng mức độ ngáy ngủ có liên hệ với nguy cơ xơ vữa động mạch - tức tình trạng hẹp động mạch ở cổ do mảng bám gây nên. Kết quả là nguy cơ đột quỵ sẽ xảy ra. 

Nói đơn giản, bạn càng ngày to và ngáy dài mỗi tối, nguy cơ đột quỵ càng lớn hơn.

Bệnh tim

Tiến sỹ Karl Doghramji từ trường đại học ở Philadelphia cho hay: "Chúng ta biết rằng ngừng thở khi ngủ có mối liên hệ với các bệnh lý tim mạch, chẳng hạn huyết áp cao và bệnh động mạch vành, cuối cùng có khả năng dẫn tới các cơn đau tim,"

Thực tế dữ liệu gợi ý rằng những người ngừng thở khi ngủ có khả năng mắc bệnh tim không tử vong và cơn đau tim gây tử vong cao gấp đôi người thường.

Chứng loạn nhịp tim

Những người ngáy ngủ trong thời gian dài hay ngừng thở khi ngủ nguy cơ cao có nhịp tim bất thường hay gọi là chứng loạn nhịp tim. 

Những nhà nghiên cứu đã phát hiện những người ngừng thở khi ngủ có khả năng có những đợt rung nhĩ, triệu chứng của phổ biến của loạn nhịp tim. 

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal reflux disease - GERD) rất phổ biến với những người ngừng thở khi ngủ.

Những người ngừng thở khi ngủ mắc GERD bởi vì rối loạn ở đường thở gây áp lực hút các thứ trong dạ dày quay trở lại thực quản. 

Bị thương

Đây là một trong những mối nguy hiểm nhất của việc thiếu ngủ do ngáy ngủ hay ngừng thở khi ngủ gây ra. 

Buồn ngủ vào ban ngày sẽ đặt bạn và người xung quanh rất nhiều rủi ro.

Hãy hình dung ngáy ngủ hay ngừng thở khi ngủ khiến bạn kiệt quệ, bạn sẽ có nguy cơ buồn ngủ khi đang lái xe. Từ đó nguy cơ xảy ra tai nạn là rất cao.

Vấn đề về sức khỏe tinh thần

Ngừng thở khi ngủ có ảnh hưởng sức khỏe tinh thần của bạn từ bộ dáng ốm yếu tới thiếu ngủ hoặc trầm cảm trầm trọng.

Thực tế có mối liên hệ giữa ngừng thở khi ngủ, ngáy ngủ và trầm cảm.

Đau đầu

Bạn thường xuyên thức giấc với tình trạng đau đầu?

Nó không chỉ là do người bạn đời phàn nàn về tình trạng ngáy ngủ của bạn.

Nghiên cứu đã phát hiện mối liên kết giữa đau đầu thường xuyên với các rối loạn giấc ngủ như mất ngủ và ngừng thở khi ngủ.

Không ngạc nhiên, những người đau đầu thường xuyên có chất lượng sống thấp hơn những người không bị đau đầu.

Chứng tiểu đêm

Đi tiểu 2 hoặc nhiều hơn mỗi đêm gọi là chứng tiểu đêm.

Đối với một vài người, điều này là do mất kiểm soát bàng quang. Nó có mối liên kết với ngáy ngủ ở cả phụ nữ và đàn ông.

Nghiên cứu gợi ý rằng đàn ông trên 55 thường thức giấc đi tiểu có thể mắc cả phì đại tuyến tiền liệt lành tính và ngừng thở tắc nghẽn. 

Suy giảm thỏa mãn tình dục

Một nghiên cứu 872 đàn ông lớn tuổi đã phát hiện:

Họ càng ngáy nhiều và to hơn, họ càng có khả năng có mức độ thỏa mãn tình dục thấp hơn. Mặc dù những phân tích lâm sàng sức khỏe của họ không thể hiện những dấu hiệu sinh lý của phản xạ tình dục suy giảm.

Nhiều người bị ngáy ngủ không có ham muốn gần gũi với bạn đời.

Biến chứng thai kỳ

Ngáy ngủ trong 3 tháng cuối thai kỳ thường do thừa cân. Tình trạng ngáy ngủ này thường đi kèm với nguy cơ cao các biến chứng thai kỳ.

Tuy nhiên mối liên kết vẫn chưa rõ ràng, nhưng không ngạc nhiên khi rối loạn giấc ngủ này có tác động xấu tới mọi mặt sức khỏe. Phụ nữ ngáy to trong khi mang thai nên thảo luận với bác sỹ. 

Thừa cân

Một nửa số người thừa cân cũng mắc ngừng thở khi ngủ. Điều này một phần do mỡ tích lũy quanh cổ gây cản trở việc thở vào ban đêm.

Tin tốt là giảm cân sẽ cải thiện các triệu chứng liên quan đến rối loạn giấc ngủ.

Cách chữa bệnh ngủ ngáy

Ở phần dưới đây mình sẽ chia sẻ mẹo chữa bệnh ngủ ngáy. Và cả một sản phẩm hỗ trợ trị bệnh này rất tốt. 

Chữa bệnh ngủ ngáy bằng bạc hà

Bạc hà có tính chất kháng viêm. Do vậy nó giảm sưng phồng niêm mạc họng mũi từ đó giúp bạn hít thở dễ dàng. 

Bạc hà có hiệu quả cho ngáy ngủ tạm thời do dị ứng, không khí khô hoặc lạnh.

  • Nhỏ một hoặc 2 giọt tinh dầu bạc hà vào một cốc nước. Xúc miệng với dung dịch này trước khi đi ngủ. Nhớ đừng uống nước này. Làm cách này hàng ngày cho đến khi bạn thu được kết quả mong muốn.
  • Nếu không khí khô và nghẹt mũi gây ra ngủ ngáy, thêm vài giọt tinh dầu bạc hà vào máy tạo ẩm khoảng 30 phút trước khi đi ngủ và bật nó lên. Chạy máy cả đêm.
  • Bạn cũng có thể bôi một ít tinh dầu bạc hà vào phần dưới mỗi bên mũi trước khi đi ngủ. 

Chữa bệnh ngủ ngáy bằng dầu oliu

Dầu oliu có tính chất kháng viêm rất mạnh. Dầu oliu cũng giúp giảm giảm sưng phồng đường hô hấp từ đó làm không khí dễ dàng lưu thông. 

Dầu oliu cũng giúp giảm độ rung ở họng. Do vậy bạn có thể sử dụng dầu oliu để chấm dứt ngáy ngủ. 

  • Uống một hai ngụm dầu oliu trước khi đi ngủ hàng ngày. 
  • Kết hợp nửa muỗng cà phê mỗi thứ mật ong và dầu oliu. Sử dụng hàng ngày trước khi đi ngủ. 

Chữa bệnh ngủ ngáy bằng xông hơi

Nghẹt mũi là một trong những nguyên nhân chính gây ra ngáy ngủ. Một trong những giải pháp tốt nhất giảm nghẹt mũi là hít hơi nước. 

  1. Rót nước nóng vào một chiếc bát lớn
  2. Thêm 3 hoặc giọt dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu tea tree oil
  3. Choàng một tấm khăn qua đầu và hít sâu hơi nước vào mũi khoảng 10 phút. 
  4. Làm cách này hàng ngày trước khi đi ngủ cho đến hết nghẹt mũi.

Chữa bệnh ngủ ngáy bằng nghệ

Nghệ nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn cực mạnh. Do vậy bạn có thể sử dụng nghệ để trị viêm và giảm ngáy nặng.

Nghệ nên sử dụng kết hợp với sữa để trị ngủ ngáy.

Đồ uống pha chế bên dưới sẽ giúp bạn thở dễ dàng hơn khi ngủ và tăng cường hệ miễn dịch.

  1. Thêm 2 giọt tinh bột nghệ vào một cốc sữa ấm.
  2. Uống 30 phút trước khi đi ngủ
  3. Làm cách này hàng ngày. 

Chữa bệnh ngủ ngáy bằng tỏi

Tỏi giúp giảm dịch nhày tích lũy ở mũi cũng như giảm viêm đường hô hấp. Do vậy nếu bạn ngáy ngủ do những vấn đề này, tỏi có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

  • Nhai một hoặc hai nhánh tỏi tươi, sau đó uống một cốc nước. Làm cách này hàng ngày, tốt nhất trước khi đi ngủ để giảm ngủ ngáy và có được giấc ngủ ngon.
  • Sử dụng tỏi khi nấu bữa tối và ăn khi đồ ăn còn nóng. 

Chữa bệnh ngủ ngáy bằng mật ong

Một lựa chọn khác để chữa bệnh ngủ ngáy là mật ong. Do tính chất kháng viêm, mật ong giảm sưng phồng quanh khu vực họng gây khó thở. Thêm nữa, mật ong bôi trơn họng, từ đó cũng giảm ngủ ngáy.

  • Hòa một muỗng canh mật ong vào một cốc nước và uống trước khi đi ngủ. Làm cách này hàng ngày.
  • Một cách khác, bạn có thể thêm mật ong vào các loại trà thảo dược bạn thích. Uống sau khi ăn tối. 

Lời kết

Như vậy bạn đã biết nguyên nhân gây ra bệnh ngủ ngáy. Bạn cũng biết được cách chữa bệnh ngủ ngáy như thế nào rồi phải không? 

Trong những trường hợp nặng bạn vẫn nên đến bệnh viện chuyên khoa để có hướng điều trị thích hợp. 

Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn thấy nó hữu ích nhé.