10 tác dụng của gừng sức khỏe

Gừng là một loại gia vị phổ biến trong nhiều món ăn của người Việt Nam. Không chỉ giúp tăng hương vị cho món ăn, gừng còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. 

Chính những lợi ích sức khỏe của gừng mà nó được xem là vị thuốc ảo diệu với sức khỏe. 

Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ gừng có hiệu quả cao trong việc điều trị nhiều vấn đề sức khỏe.

Gừng có khả năng trị nôn mửa, chống co thắt, trị nấm, trị viêm, kháng khuẩn, trị vi rut và trị ho. Thực sự nó có thể đem lại nhiều điều kỳ diệu cho sức khỏe. 

Một chi tiết nữa không thể không đề cập:

Gừng là nguồn tuyệt vời các vi chất như vitamin A, C, E và vitamin nhóm B, magie, photpho, kali, silicon, sắt, kẽm, canxi và beta-caroten.

Để tận dụng được những lợi ích sức khỏe của gừng, bạn có thể sử dụng gừng ở dạng tươi, khô, bột, nước ép hay dầu.

Đây là 10 tác dụng của gừng với sức khỏe

tác dụng của gừng

Tác dụng của gừng 1: Trị đau bụng

Gừng có tính chất gây trung tiện do vậy bạn có thể sử dụng nó để giảm đau bụng. Nó có tác dụng làm giãn cơ dạ dày - ruột do vậy ngăn tình trạng đầy bụng khó tiêu. 

Không ngạc nhiên khi gừng thường xuyên được sử dụng để trị tiêu chảy do vi khuẩn.

Để cải thiện tiêu hóa, cố gắng ăn gừng sau khi bạn ăn quá nhiều. Gừng cũng có thể giảm nhiều triệu chứng của ngộ độc thực phẩm.

Tác dụng của gừng 2: phòng ngừa cảm lạnh và cảm cúm

Gừng tăng cường hệ thống miễn dịch do vậy bạn có thể sử dụng nó như là một cách điều trị tự nhiên cảm lạnh và cảm cúm.

Như mình đã đề cập gừng có tính chất kháng khuẩn, virut và nấm. Đồng thời gừng cũng giúp cơ thể toát mồ hôi và giải phóng nhiệt nên nó cũng giúp giảm sốt.

Do vậy, khi bạn bị cảm lạnh hay cảm cúm hãy sử dụng gừng nhiều lần trong ngày. Nó sẽ giúp giải độc cơ thể một cách tự nhiên. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn và nhanh khỏi hơn. 

Bạn có thể đun sôi một muỗng cà phê bột gừng hoặc 2 thìa cà phê gừng nạo trong một ít nước. Sau đó hít hơi nước để giảm nghẹt mũi và những triệu chứng khác do cảm lạm thông thường gây ra.

Tác dụng của gừng 3: trị ốm nghén vào buổi sáng

Chị em mang thai mà hay ốm nghén buổi sáng có thể sử dụng gừng để loại bỏ vấn đề này. 

Gừng làm việc giống như vitamin B6 trong việc điều trị ốm nghén buổi sáng. Vitamin B6 cũng có hiệu quả trong việc trị nôn mửa khi mang thai. Ngay cả khi bạn nôn mửa thông thường, bạn cũng có thể sử dụng gừng để có được cảm giác dễ chịu.

Nhai gừng tẩm mật ong để trị ốm nghén buổi sáng hay nôn mửa. Nếu bạn không thích vị gừng tươi, bạn có thể chọn uống viên gừng.

Tác dụng của gừng 4: giảm đau khớp

Gừng có tính chất kháng viêm rất mạnh. Do vậy bạn có thể sử dụng nó để trị cơn đau do bệnh gút, viêm khớp dạng thấp và viêm khớp mạn tính gây ra.

Để trị đau, bạn bôi bột gừng hòa với nghệ lên vùng đau hai lần mỗi ngày. Ngoài ra, cũng bổ sung thêm gừng vào chế độ ăn của bạn.

Một mẹo nữa:

Bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu gừng vào bồn tắm để giúp giảm đau cơ khớp.

Tác dụng của gừng 5: ngăn ngừa ung thư

Gừng có thể ngăn ngừa ung thư. Nghe có vẻ ngạc nhiên đúng không?

Nhưng đó là sự thực.

Từ ung thư buồng trứng cho tới ung thư kết trực tràng, gừng đã chứng tỏ hiệu quả của mình. Nghiên cứu cho thấy bột gừng có thể tiêu diệt tế bào ung thư buồng trứng.

Một nghiên cứu của trường Minnesota cũng cho thấy gừng có tác dụng làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư kết trực tràng.

Tóm lại gừng có khả năng chống lại nhiều kiểu ung thư bao gồm phổi, ngực, da, tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tụy. 

Tác dụng của gừng 6: giảm đau bụng kinh

Gừng có tính chất kháng viêm và giảm đau rất mạnh. Do vậy bạn có thể sử dụng gừng để trị đau bụng kinh

Vậy cách làm cụ thể như thế nào?

Với chị em đau bụng kinh có thể sử dụng bột gừng hoặc viên gừng để giảm đau.

Bạn có thể uống trà gừng. Điều này có tác dụng giảm đau ngay lập tức.

Tác dụng của gừng 7: chữa đau nửa đầu

Nghiên cứu đã chỉ ra gừng có thể chữa đau nửa đầu hiệu quả. Vì nó có khả năng ngăn prostaglandins gây đau và viêm ở các mạch máu. 

Với bệnh đau nửa đầu, uống trà gừng để chấm dứt cơn đau không thể chịu đựng được và dừng các triệu chứng có liên quan như nôn mửa và chóng mặt. 

Tác dụng của gừng 8: trị ho

Gừng có tác dụng giảm đau do vậy nó làm dịu đau và kích thích trong bệnh viêm họng. Nó cũng có thể giảm ho đặc biệt do cảm lạnh thông thường gây ra. 

Tác dụng sinh nhiệt của gừng giúp loại bỏ dịch nhày trong phổi, nguyên nhân gây ra ho. 

Bạn có thể nhai gừng tươi hoặc uống nước gừng hoặc trà gừng để trị ho. 

Bạn có thể mát xa ngực và lưng với dầu gừng để giảm và trị ho. 

Tác dụng của gừng 9: tăng cường sức khỏe tim mạch

Gừng từ lâu đã được sử dụng để tăng cường sức khỏe tim mạch. 

Vậy tác dụng của cụ thể của nó ra sao?

Nó giúp giảm nồng độ cholesterol, điều hòa huyết áp, và ngăn ngừa máu vón cục, từ đó giảm nguy cơ mắc phải nhiều bệnh tim mạch. 

Hàm lượng kali trong gừng rất cao. Điều này càng chứng tỏ gừng rất tốt cho sức khỏe tim mạch. 

Ngoài ra một lượng lớn mangan trong gừng cũng giúp bảo vệ tim, mạch máu, đường tiết niệu. 

Do vậy không có lý do gì mà bạn không đưa gừng vào trong chế độ ăn của mình để duy trì sức khỏe tim mạch tốt nhất.

Tác dụng của gừng 10: kiểm soát tiểu đường

Gừng giúp hạ thấp đường huyết. Nó còn tăng cường hiệu quả của insulin và các loại thuốc điều trị tiểu đường. 

Các chuyên gia khẳng định rằng uống một cốc nước ấm hòa với một muỗng cà phê nước gừng là thứ đầu tiên vào buổi sáng để điều hòa đường huyết. 

Kết luận lại: 

Nếu bạn thích cách chữa tự nhiên với nhiều vấn đề sức khỏe thì gừng chắc chắn là một thành phần không thể thiếu trong gian bếp nhà bạn. 

Tuy nhiên, những người đang uống thuốc trị huyết áp cao nên tham khảo ý kiến của bác sỹ khi sử dụng gừng. Bởi gừng có thể tương tác với các loại thuốc này.