13 thảo dược hạ huyết áp tốt nhất

Bạn đang tìm kiếm cây thuốc hay các loại thảo dược giúp hạ huyết áp. 

May mắn: 

Một nước phương Đông như Việt Nam có rất nhiều cây thuốc có tác dụng hạ huyết áp rất tốt. Bên cạnh đó, Đông Y cũng đúc rút nhiều bài thuốc dân gian trị huyết áp cao. 

Trong bài viết hôm nay, Nhịp Đập Sức Khỏe sẽ tổng hợp những thảo dược phổ biến trong điều trị tăng huyết áp. 

Trong mỗi loại thảo dược, bài viết sẽ giới thiệu sơ qua về loại thảo dược đó. Kèm theo đó là cách sử dụng hay bài thuốc hay dùng. 

Nào chúng ta cùng bắt đầu. 

Lưu ý: Trong trường hợp bạn đang dùng thuốc Tây trị cao huyết áp hoặc những người mang thai, cho con bú hay tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng bất kỳ thảo dược nào bên dưới. 

Đọc thêm:

Cao huyết áp: 14 câu hỏi thường gặp

10 cách hạ huyết áp không dùng thuốc

Trị huyết áp cao bằng cây nhàu

cây-nhàu

Cây nhàu cao chừng 4-7m. Thân nhẵn, có nhiều cành to, lá mọc đối hình bầu dục. 

Hoa nở vào tháng 1-2. Quả chín vào tháng 7-8. Quả hình trứng da sần sùi dài chừng 5-6cm. 

Bộ phận dùng thuốc: quả, rễ, lá, hạt cây nhàu. 

Bài thuốc tham khảo:

  • Rễ nhàu bạn thái nhỏ phơi khô, mỗi lần 30-40g nấu uống thay nước hàng ngày. Sau một đợt uống tầm 10-15 ngày, kiểm tra lại huyết áp. Nếu huyết áp giảm thì giảm bớt lượng rễ nhàu. Uống liên tục 2 tháng.
  • Rễ nhàu 24g, thảo quyết minh (sao thơm) 12g, rau má 8g, thổ phục linh 8g, vỏ bưởi 8g, gừng củ 3 lát. Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml. 
  • Lấy quả nhàu gần chín, rửa sạch, xắt lát, trộn theo tỷ lệ 1kg nhàu với 2 lạng đường, sau 15 ngày ép lấy nước uống dần. Mỗi bữa ăn uống chừng 2 ly nhỏ. 

Trị huyết áp cao bằng câu đằng

câu đằng

Câu đằng còn có tên gọi khác là vuốt lá mỏ, dây móc câu, dây đang quéo…

Bộ phận dùng làm thuốc: đoạn thân có gai ở kẽ lá, cong và cứng như lưỡi câu. Thu hái vào mùa hè thu rồi phơi hoặc sấy khô. 

Câu đằng có tác dụng hạ huyết áp do hoạt chất rhynchophyllin. Hoạt chất này ức chế hệ thần kinh giao cảm, làm giãn mạch máu ngoại vi. 

Bài thuốc tham khảo: 

  • Câu đằng 10g, xuyên khung 5g, quế chi 3g, cam thảo 2g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml uống làm 2 lần trong ngày. 
  • Câu đằng 10g, lá dâu 8g, cúc hoa vàng 8g, hạ khô thảo 8g, thảo quyết minh 8g, sao vàng. Sắc uống chia 2 lần. 

Theo kinh nghiệm dân gian, khi sắc thuốc nên cho câu đằng vào sau. Bởi sắc câu đằng quá 20 phút thành phần có tác dụng của hạ áp của vị thuốc này sẽ bị phá hủy. 

Trị huyết áp cao bằng cần tây

cần tây

Đông Y cho rằng cần tây là một loại thuốc quý trong điều trị bệnh tăng huyết áp. Nó có tác dụng mát gan, cải thiện thần kinh, giải độc. 

Vì vậy dân gian hay dùng cần tây để trị tăng huyết áp kèm theo triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, đau đầu, thần kinh suy nhược…

Cách dùng như sau: 

1. Rau cần tây sắc lấy nước uống hàng ngày. Uống cho đến khi huyết áp ổn định. 

Cách sắc như sau: cần tây dùng cả thân 50g, thái khoảng đốt ngón tay, đổ 3 bát con nước, sắc lấy một bát, uống ngày 3 lần. 

2. Rau cần tươi cắt bỏ rễ, rửa sạch, sau đó dùng nước chín rửa lại. Tiếp theo giã nát vắt lấy nước. Cho nước cốt này một ít mật ong và đường mạch nha (hai thứ với lượng bằng nhau), trộn đều, đem đun nóng ấm rồi uống ngay. Mỗi ngày uống như vậy 3 lần. Mỗi lần 40ml nước cốt rau cần tây hỗn hợp này. 

3. Rau cần tây 100g, thịt lợn nạc 100g, nước luộc gà 300ml, nấm hương 30g, dâu 10g, hành 10g, gừng 5g, muối dầu vừa đủ. 

Cho dầu vào chảo rồi phi thơm gia vị. Tiếp theo cho các nguyên liệu còn lại vào, đun nhỏ lửa 20 phút, chia làm 2-3 lần ăn trong ngày. 

4. Lấy 10 bộ rễ cần tây tươi. Rửa sạch, sau đó rửa lại bằng nước chín, sắc lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày. Liệu trình 15-20 ngày. 

Lưu ý: Bạn có thể tham khảo dùng máy ép chậm để lấy nước cốt cần tây. 

Trị cao huyết áp bằng cỏ mần trầu

cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu có tên khoa học là Eleusine indica (L.) Gaertn. Nó còn có tên gọi khác là ngưu cân thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, có dáng. 

Trong sách Cương Mục Thập Di cỏ mần trầu còn gọi là Thiên kim thảo. Nghĩa là cỏ ngàn vàng. Chứng tỏ người xưa rất coi trọng loại thảo dược này. 

Bài thuốc tham khảo: 

Dân gian miền Nam có lưu truyền một bài thuốc chữa cao huyết áp bằng cỏ mần trầu. 

Bài thuốc như sau: Nhổ toàn cây cỏ mần trầu gồm cả rễ. Rửa sạch, thái hay băm nhỏ. Căn chừng khoảng 500g. 

Giã nát, vắt lấy nước cốt. Lọc qua vải. Thêm ít đường vào cho ngọt rồi uống. 

Ngày uống 2 lần vào sáng và chiều. 

Trị cao huyết áp bằng cúc hoa

cúc-hoa-vàng

Cúc hoa hay là hoa của cây cúc. Đông Y hay sử dụng nó làm thuốc. 

Cúc có rất nhiều loại. Đông y thường dùng 2 loại cúc gồm cúc hoa trắng (kim cúc) và cúc hoa vàng (hoàng cúc)

Theo dược lý học hiện đại, cúc hoa có tác dụng giãn mạch vành, tăng lưu lượng máu ở mạch vành, làm giảm thiếu máu cơ tim, hạ huyết áp. 

Ngoài ra, cúc hoa còn có tác dụng ức chế một số loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, trực khuẩn và nấm ngoài da. 

Bài thuốc tham khảo: 

  • Trà cúc hoa điều hòa huyết áp: Cúc hoa 10g, trà búp 3g hãm nước sôi pha như trà uống. 
  • Cúc hoa, kim ngân mỗi thứ 6-10g, nếu xơ vữa động mạch thêm sơn tra 10g, nếu đầu choáng váng nhiều thêm tang diệp 10g. Tất cả trộn đều pha như trà uống mỗi ngày 2 lần.

Trị cao huyết áp bằng hồi đầu thảo

hồi đầu thảo

Hồi đầu thảo còn có tên gọi khác là cỏ vùi đầu, vùi đầu thảo, thủy điền thất. Tên khoa học là Tacca plantaginea. 

Thảo dược này có tác dụng bổ huyết, tiêu sưng, làm tan máu đông, điều hòa kinh nguyệt, giúp tiêu hóa tốt và lợi mật. 

Vì vậy người ta hay dùng cây thuốc này trong những trường hợp tiêu hóa kém, đau bụng hay khi bị tiêu chảy, suy nhược thần kinh, huyết áp cao, phụ nữ kinh không đều, sốt bại liệt ở trẻ em. 

Bộ phần làm thuốc: thân rễ - Rhizoma Taccae. Thân rễ thường ngóc đầu lên mọc thành cây nên gọi là hồi đầu. 

Bài thuốc tham khảo: 

Chữa huyết áp cao ở phụ nữ: Hồi đầu 20g, hương phụ tử chế 18g, nước 300ml sắc còn 200mgl, chia 3 lần uống trong ngày.  

Trị cao huyết áp bằng lá sen

lá-sen

Lá sen còn gọi là Hà diệp (Folium Nelumbinis) hay liên diệp. 

Theo những nghiên cứu gần đây, alkaloid trong lá sen có tác dụng làm dịu đau, chống co giật, chống dị ứng, chống viêm, giúp hạ huyết áp và an thần. 

Bạn có thể dùng lá sen tươi (ngày 1 lá) sắc lấy nước, cô đặc lại, hòa với đường để uống. 

Hoặc dùng lá sen khô (15-20g) tán bột, uống với nước cơm. Hoặc hãm với nước sôi hay sắc lấy nước uống. 

Trà lá sen, hoa hòe, hoa cúc:

Hoa hòe 10g, lá sen 10g, cúc hoa trắng hoặc vàng 4g. Nấu với 400ml nước, sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. 

Loại trà này dùng để chữa cao huyết mỡ máu cao. 

Trị cao huyết áp bằng râu ngô

râu-ngô

Râu ngô hay còn gọi là ngọc mễ tu, bao túc tu, bao cốc tu. 

Râu ngô thu hái vào mùa hè thu khi trái đã già, bỏ hết tạp chất, phơi khô. Khi dùng rửa sạch, cắt ngắn. 

Có tác dụng lợi thủy tiêu thũng, thanh huyết nhiệt, hạ huyết áp.

Các bài thuốc dùng râu ngô trị cao huyết áp

Bài 1: Râu ngô 60g. Sắc uống thay nước trà. 

Bài 2: Râu ngô 15g, xa tiền thảo 30g. Sắc uống. 

Bài 3: Râu ngô 30, đường vừa đủ. Sắc uống. 

Bài 4: Râu ngô, diệp hạ châu đều 30g. Sắc uống 

Trị cao huyết áp bằng vỏ dưa hấu

Vỏ dưa hấu hay còn gọi là tây qua bì, thủy qua, hàn qua. 

Có vị ngọt, tính hơi hàn có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giáng áp. 

Dùng dao gọt lớp vỏ bên ngoài. Phơi hay sấy khô. Liều dùng 10-30g. 

Bài thuốc chữa tăng huyết áp

Vỏ dưa hấu 30g, quyết minh tử (sao đen) 15g. Sắc uống. 

Trị cao huyết áp bằng xa tiền thảo

rau mã đề

Xa tiền thảo hay còn gọi là mã đề. Thường thu hái vào mùa Hạ Thu, rửa sạch phơi khô, khi dùng rửa sạch cắt đoạn ngắn. Liều dùng 10-30g. 

Bài thuốc chữa cao huyết áp: 

Bài 1: Xa tiền thảo, ngư tinh thảo đều 30g. Sắc uống. 

Bài 2: Mã đề tươi 60g. Sắc uống. 

Trị cao huyết áp bằng mè, dầu mè 

mè-đen

Vừng hay còn gọi là mè, hắc chi ma. Tên khoa học là Sesamum inidcum. Hạt dùng làm thuốc. 

Có hai loại màu đen và màu trắng ngà. Loại màu đen hay dùng làm thuốc hơn. 

Về tác dụng: 

Dầu từ hạt mè có tác dụng làm giảm căng thẳng trên hệ thống tim mạch, phòng ngừa các bệnh tim mạch. 

Bên cạnh đó, hạt mè giàu magie nên có tác dụng làm giảm và ổn định huyết áp, ngăn chặn các cơn đau tim, đột quỵ. 

Bài thuốc dùng mè để hạ huyết áp

Bài 1: Vừng đen, hà thủ ô, ngưu tất mỗi vị lượng bằng nhau, tán nhỏ, trộn đều với mật ong thành viên. Ngày uống 3 lần bằng 10g. 

Bài 2: Vừng đen 30g, giấm ăn 30g, 1 quả trứng gà. 

Cho vừng đen, giấm ăn vào nồi, thêm lòng trắng một quả trứng gà, nấu thành món canh, ngày ăn 2 lần. Có tác dụng chữa tăng huyết áp và giảm cholesterol. 

Trị cao huyết áp bằng hoa hè

hoa-hòe

Trong hoa hè có chứa rutin. Rutin là một loại vitamin P có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của thành mạch. 

Rutin trong hoa hòe có tác dụng ổn định và hạ huyết áp, phòng ngừa tai biến mạch máu não. 

Người ta hay dùng nụ hoa hòe để làm thuốc. Vì hoa đã nở sẽ có hàm lượng rutin thấp hơn. 

Sau khi thu hoạch nụ hoa, người ta sẽ tiến hành phơi hay sấy khô. 

Cách pha trà hoa hè

Cho vào ấm 20-30g hoa hòe khô, sau đó rót 300ml nước vừa đun sôi, hãm 3-5 phút. 

Sau khi hoa hòe ngấm nước chìm xuống là có thể dùng được. 

Lưu ý: Hoa hòe có tính hơi lạnh nên những người có tỳ vị hư hàn (hay đau bụng do lạnh, chậm tiêu) không nên dùng vị thuốc này. Nếu cần dùng thì nên phối với các dược liệu có tính ấm nóng. 

Chữa cao huyết áp bằng mướp đắng

mướp đắng

Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua. Đây là thực phẩm hay dùng để giải nhiệt vào mùa hè. 

Đông y cũng hay sử dụng mướp đắng trong nhiều bài thuốc trị cao huyết áp. 

Bài thuốc chữa cao huyết áp bằng mướp đắng

Bài 1: Dùng mướp đắng tươi 60-80g, rau cần 200g. Sắc nước uống trong ngày liên tục 7-10 ngày (một liệu trình)

Bài 2: Mướp đắng, hoa hòe, cam thảo đất, dừa cạn, rau má, lá đắng, mã đề, lá đinh lăng mỗi vị 100g (dược liệu ở dạng khô). Các vị sao giòn, tán vụn trộn đều, bảo quản trong bình kín tránh ẩm. 

Ngày dùng 35-40g cho thuốc vào ấm, hãm nước sôi khoảng 15 phút là được. 

Lời kết

Đó là tất cả thảo dược phổ biến trong điều trị cao huyết áp. 

Nhớ rằng nếu bạn đang uống thuốc điều trị cao huyết, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thảo dược chữa tăng huyết áp. 

Ngoài sử dụng các loại thảo dược thô bạn có thể tham khảo các thực phẩm chức năng có thành phần thảo dược như Hapanix.

Đó là tất cả về thảo dược hạ huyết áp. 

Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé.