Triglyceride cao nên ăn gì?

Bài viết hôm nay giúp bạn biết triglyceride cao nên ăn gì? 

Thỉnh thoảng đọc nhiều bài viết bạn nghe thấy thuật ngữ triglyceride. 

Bạn không rõ triglyceride là gì? Nghe nói triglyceride cao không tốt cho sức khỏe? 

Hoặc bạn đã được xét nghiệm thấy chỉ số triglyceride cao? Bạn không rõ nguyên nhân là gì? Cách làm giảm chỉ số này như thế nào? 

Rõ ràng có một vài câu hỏi cơ bản xung quanh chất này. 

Trong bài viết, mình tổng hợp lại những câu hỏi phổ biến. Cung cấp câu trả lời ngắn gọn. 

Nào chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu về triglyceride nhé. 

triglyceride cao

Triglyceride là gì? 

Triglyceride là một loại chất béo.

Nó cũng giống như cholesterol. Đều là chất béo tuy nhiên mỗi cái lại có những chức năng khác nhau trong cơ thể. 

Bình thường khi bạn ăn vào các chất dinh dưỡng sẽ chuyển thành năng lượng cho cơ thể. 

Khi bạn ăn quá nhiều năng lượng hơn mức cơ thể cần. Năng lượng thừa lại sẽ chuyển thành triglyceride tích lũy trong tế bào mỡ để sử dụng làm năng lượng sau này. 

Nói ngắn gọn: 

Triglyceride là một loại chất béo dùng làm năng lượng cho cơ thể. 

Vì sao triglyceride cao lại nguy hiểm? 

Khi triglyceride trong máu cao sẽ dẫn tới chứng xơ cứng động mạch và xơ vữa động mạch.

Tức là động mạch sẽ cứng lại đồng thời chất béo tích tụ lại bên trong thành động mạch. Bệnh này có khả năng dẫn tới bệnh tim như đau tim hay đột quỵ. 

Bệnh tim hay đột quỵ nghe đã nguy hiểm rồi phải không? 

Ngoài ra, khi chỉ số trilgyceride rất cao có thể gây viêm tụy cấp. 

Vì vậy, bạn cần phải kiểm soát chỉ số triglyceride này ở mức bình thường. 

Triglyceride bao nhiêu là cao? 

Để kiểm tra chỉ số triglyceride, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu. Bạn cần phải nhịn ăn để thực hiện xét nghiệm này. 

Thường chỉ số triglyceride chỉ là một phần trong xét nghiệm mỡ máu. Máy xét nghiệm sẽ cho thêm thông tin các chỉ số mỡ máu khác như cholestrol, HDL, LDL vân vân. 

Vậy chỉ số triglyceride bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là cao? 

Đây là câu trả lời: 

  • Triglyceride bình thường: chỉ số này nhỏ hơn 150 mg/ dL ( hay nhỏ hơn 1.7mmol/l)
  • Triglyceride gần cao: chỉ số nằm trong mức từ 150-199 mg/dL (hay 1.8 - 2.2mmol/l). 
  • Triglyceride cao: khi chỉ số này nằm trong mức  200 đến 499 mg/dL (hay 2.3 tới 5.6 mmol/l)
  • Triglyceride rất cao: khi chỉ số này từ 500mg/dL trở lên hoặc từ 5.7mmol/l trở lên. 

Nguyên nhân tăng triglyceride? 

Bạn không rõ vì sao xét nghiệm máu lại có chỉ số glyceride cao đến mức như vậy. 

Thật ra có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. 

Có thể do lối sống không lành mạnh như: 

  • Hút thuốc, uống rượu bia vô tội vạ
  • Lối sống thiếu vận động, ăn nhiều lại hay ngồi một chỗ
  • Đang ở trong tình trạng thừa cân béo phì
  • Chế độ ăn ít protein nhưng lại nhiều carb nhất là đường, ngũ cốc tinh chế

Cũng có thể do bạn đang mắc một số bệnh như xơ gan, tiểu đường, yếu tố di truyền, máu nhiễm mỡ, suy tuyến giáp, hội chứng hư thận hoặc bệnh thận

Triglyceride cao cũng có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc ví dụ như thuốc lợi tiểu, steroid, thuốc chẹn beta. 

Làm thế nào để giảm triglyceride? 

Cách tốt nhất vẫn là thực hiện một lối sống lành mạnh. Một vài gợi ý như sau: 

  • Tập thể dục đều đặn: bạn cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút một lần, nhớ tích hợp nhiều hoạt động thể dục trong đời sống hàng ngày như đi thang bộ thay vì thang máy. 
  • Tránh ăn uống nhiều đường, carb tinh chế như bột mì trắng: những thực phẩm này chính là nguyên nhân làm tăng triglyceride vì vậy cần phải hạn chế. 
  • Giảm cân: triglyceride cao thường là kết quả của thừa cân, béo phì, giảm cân thành công cũng tức là đưa chỉ số triglyceride về mức bình thường. 
  • Ăn chất béo có lợi: thay vì chất béo bão hòa có trong thịt bạn nên tích cực sử dụng chất béo không bão hòa trong thực vật như dầu oliu (giàu chất béo không bão hào đơn). Cố gắng ăn cá béo ít nhất 2 lần một tuần (một vài loại cá béo giàu chất béo không bão hòa đa omega 3 như cá thu hay cá hồi). 
  • Hạn chế uống rượu bia: các loại đồ uống có cồn chứa nhiều năng lượng và carb. Vì vậy hạn chế chúng cũng giúp làm giảm chỉ số triglyceride. 
  • Ăn nhiều chất xơ: chất xơ có nhiều trong rau củ và ngũ cốc nguyên cám. Chất xơ giúp hạn chế hấp thu chất béo và đường. Vì vậy cũng có tác dụng làm giảm triglyceride cao. Cố gắng ăn nhiều loại thực phẩm này. 

Triglyceride cao nên ăn gì?

Theo Healthline, có 8 thực phẩm nên ăn khi chỉ số triglyceride cao. Cụ thể là: 

  • Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành: có chứa isoflavone có khả năng làm giảm mỡ máu
  • Cá béo như cá hồi: giàu omega 3 cũng làm giảm chỉ số mỡ máu
  • Quả bơ: chứa nhiều chất béo đơn bão hòa. Chất béo đơn bão thay thế cho chất béo bão hòa giúp làm giảm mỡ máu. 
  • Diêm mạch: chứa nhiều protein, khoáng chất, chất chống oxy hóa và kháng viêm. Do vậy cũng có khả năng làm giảm triglyceride. Đọc thêm về diêm mạch nếu bạn chưa biết là gì. 
  • Ngũ cốc toàn phần - whole grain - hay ngũ cốc nguyên cám: ví dụ như kiều mạch, đại mạch, kê có khả năng giảm giảm chỉ số triglyceride lên tới 70%. 
  • Dầu dừa: dầu dừa có tiếng xấu vì chứa chất béo bão hòa. Nhưng một vài nghiên cứu cho thấy dầu dừa có khả năng bảo vệ bệnh tim. Vì nó còn chứa MCT chất béo chuỗi trung bình - medium chain triglyceride
  • Tỏi: thảo dược này không chỉ là gia vị mà còn giảm chỉ số glyceride, cholesterol. 
  • Rau họ cải như bắp cải, bông cải xanh: chứa các hợp chất như glucosinate, isothiocyanate. Các hợp chất này nổi tiếng chống ung thư. Nhưng chúng cũng có khả năng làm giảm mỡ máu. 

Triglyceride cao uống thuốc gì? 

Thuốc thiếc đừng có tự ý lên mạng tìm mua và sử dụng. Thuốc phải do bác sĩ kê đơn  sau khi thăm khám và xét nghiệm. 

Một vài loại thuốc hay dùng để làm giảm triglyceride như thuốc nhóm statin, firbrate và niacin. 

Vậy có thực phẩm chức năng nào làm giảm triglyceride và mỡ máu hay không? 

Lời kết

Đó là tất cả về triglyceride. 

Triglyceride là một loại chất béo dùng làm năng lượng trong cơ thể. Khi chỉ số này cao sẽ có nguy cơ gây ra bệnh tim mạch. 

Vì vậy, bạn cần phải kiểm soát chỉ số này bằng cách thực hiện một lối sống lành mạnh. Mình đã liệt kê ở trong bài rồi. 

Nếu chỉ số này tăng cao bạn cần thực hiện uống thuốc kê đơn của bác sĩ. 

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số thực phẩm chức năng có giấy phép của Bộ Y Tế ví dụ như Halipix. 

Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé.