Viêm khớp dạng thấp: là gì, nguyên nhân, cách điều trị ra sao?

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý về khớp thường gặp nhất. 

Bệnh nếu không được chẩn đoán điều trị kịp thời có thể gây tàn phế. Vì vậy bạn cần trang bị kiến thức về căn bệnh này. 

Trong bài viết này, Nhịp Đập Sức Khỏe sẽ cung cấp thêm thông tin về bệnh như nguyên nhân, triệu chứng, các loại thuốc điều trị. 

Ngoài ra bài viết cũng gợi ý một số cách điều trị không cần thuốc. Những phương pháp này sẽ hỗ trợ thêm quá trình điều trị bệnh. 

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là gì? 

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn dịch ở thể mãn tính. Gọi là tự miễn dịch vì ở bệnh này hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các tế bào khớp khỏe mạnh. 

Viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở nhiều khớp nên còn gọi là viêm đa khớp dạng thấp. 

Viêm khớp dạng thấp thường có tổn thương xảy ra ở nhiều khớp. Có tính chất đối xứng. 

Bệnh có kèm theo tràn dịch bao khớp như các bệnh viêm khớp khác. Tuy nhiên triệu chứng đặc trưng là các tế bào của bao hoạt dịch tăng sinh một cách bất thường. Điều này làm cho màng hoạt dịch dày lên. 

Hiện tượng màng hoạt dịch viêm và dày lên khiến cho khớp đau và sưng. Theo thời gian sẽ làm tổn thương xương, sụn và biến dạng ổ khớp. 

Nguyên nhân nào gây ra viêm khớp dạng thấp? 

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra viêm khớp dạng thấp. 

Một số giả thiết như sau: 

  • Có thể do một số yếu tố ngoại lai (ví dụ như siêu vi khuẩn). 
  • Có thể do yếu tố nội tại (ví dụ như bệnh tự miễn dịch, một nguyên nhân nào đó khiến cho cơ thể không nhận ra tổ chức khớp của bản thân, do vậy phản ứng chống lại nó). 
  • Một số cho rằng viêm khớp dạng thấp là do phản ứng viêm xảy ra thứ phát sau một trục trặc nhỏ nào đó của cơ thể mà chưa lý giải được

Viêm khớp dạng thấp có phải bệnh di truyền hay không? 

Viêm khớp dạng thấp không phải là bệnh di truyền mặc dù bệnh có thể gặp ở nhiều bệnh nhân trong cùng một gia đình. 

Thực tế có hai loại protein HLA DR1 và HLA DR4 hay gặp ở người mắc bệnh này. Hai protein này thường được truyền từ bố mẹ sang con cái. 

Tuy nhiên sự xuất hiện của hai protein trên không có nghĩa làm cho bệnh xuất hiện. Chúng chỉ là một trong những yếu tố thuận lợi giúp bệnh khởi phát. 

Ở một số nước như Pháp có tới 30% dân số không có hai protein trên mà vẫn mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. 

Ai dễ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp?

Bệnh này thường gặp nhiều nhất ở phụ nữ độ tuổi từ 50 trở lên. Tuy vậy, cả nam giới, phụ nữ và trẻ em đều có thể mắc bệnh. 

Ở người trẻ (khoảng 30 tuổi) tỷ lệ mắc ở nữ cao hơn hẳn ở nam (gấp khoảng 3 lần). 

Tuy nhiên, ở lứa tuổi 60 thì tỷ lệ nam và nữ mắc bệnh là ngang nhau. 

Với trẻ em, độ tuổi bị bệnh chủ yếu ở tuổi từ 15 trở lên. 

Ngoài ra có một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh này gồm: 

  • Tiếp xúc với một số loại vi khuẩn nhất định ví dụ những vi khuẩn gắn liền với bệnh viêm nha chu. 
  • Có lịch sử nhiễm virus chẳng như virus Epstein-Barr, nguyên nhân gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân. 
  • Hút thuốc (đọc thêm về cách cai thuốc hiệu quả)
  • Béo phì
  • Phơi nhiễm với các chất độc hại của môi trường ví dụ như amiang hay silica. Ví dụ như nhân viên cấp cứu tiếp xúc với bụi từ sự kiện sụp đổ của Trung tâm thương mại thế giới có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao.

Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp là gì? 

Về cơ bản, bệnh chia làm 2 thể

Khởi phát: phần lớn bệnh nhân mắc bệnh từ từ, có tới 70% bệnh nhân khởi đầu bằng viêm một khớp như khớp cổ tay, khớp bàn ngón tay, khớp ngón tay, khớp gối, khớp cổ chân. 

Khớp bị viêm sưng, hơi nóng, đau âm ỉ cả ngày đêm nhưng tăng dần về nửa đêm đến gần sáng. Buổi sáng có cảm giác cứng khớp, khó vận động. 

Ngoài ra, cũng có dấu hiệu toàn thân như: mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ, gầy sút. 

Giai đoạn này có thể kéo dài vài tuần, vài tháng. Sau đó viêm khớp tăng dần phát triển thêm các khớp khác. 

Tuy nhiên, cũng có trường hợp chỉ viêm một khớp hoặc vài khớp kéo dài, không chuyển sang đa khớp. 

Toàn phát

Lúc này viêm xuất hiện ở nhiều khớp. Ban đầu là các khớp nhỏ và vừa ở chi sau đó mới đến các khớp lớn (háng, vai) và cột sống. 

Tính chất viêm: 

Khớp bị viêm sưng, đau và hạn chế vận động, đau nhiều về đêm. Khớp viêm có tính chất đối xứng hai bên. Đặc biệt là dấu hiệu cứng khớp vào buổi sáng. 

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là gì? 

Để chẩn đoán xác định bệnh này người ta dựa vào tiêu chuẩn của hội khớp Hoa Kỳ xây dựng năm 1987. 

Theo tiêu chuẩn này, một người bị viêm khớp dạng thấp khi có 4 trong 7 điểm sau: 

  • Tiêu chuẩn 1: cứng khớp hoặc quanh khớp kéo dài ít nhất một giờ đồng hồ. 
  • Tiêu chuẩn 2: Sưng đau tối thiểu 3 vị trí trong 14 khớp sau: khớp ngón tay gần (2 bên), khớp bàn-ngón tay(2 bên), khớp cổ tay (2 bên), khớp khuỷu (2 bên), khớp gối (2 bên), khớp cổ chân (2 bên), khớp bàn-ngón chân (2 bên). 
  • Tiêu chuẩn 3: Sưng đau 1 trong 3 vị trí khớp bàn tay: khớp ngón gần, khớp bàn-ngón, cổ tay
  • Tiêu chuẩn 4: Sưng đau khớp đối xứng hai bên. 
  • Tiêu chuẩn 5: Có hạt dưới da. Các hạt này có hình tròn hoặc bầu dục, đường kính khoảng 0.2-1cm, cứng và không đau. Thường xuất hiện ở vị trí ma sát nhiều ở xung quanh khớp. 
  • Tiêu chuẩn 6: Phản ứng tìm yếu tố dạng thấp dương tính
  • Tiêu chuẩn 7: Hình ảnh X quang: chụp bàn tay thấy các dấu hiệu bào mòn, hốc xương, mất vôi, hẹp khe khớp, dính.

Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Có nhiều loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp. Một vài thuốc giúp bạn giảm đau và viêm. 

Trong khi những thuốc khác giúp giảm tổn thương mà viêm khớp dạng thấp gây ra cho khớp của bạn. 

Những thuốc kê đơn giảm đau và kháng viêm gồm: 

  • Thuốc kháng viêm nonsteroid (NSAD)
  • Thuốc corticosteroid
  • Acetaminophen

Những thuốc giúp làm chậm quá trình hủy hoại khớp của viêm khớp dạng thấp gồm: 

  • Thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh (DMARDS: Disease-modifying antirheumatic drugs). Ví dụ Methotrexate, leflunomide, hydroxychloroquine, sulfasalazine…
  • Thuốc sinh học hay còn gọi là DMARDS thế hệ mới. Chúng thường sử dụng cho những người dùng DMARDS truyền thống không có hiệu quả. Ví dụ thuốc kháng cytokine, thuốc ức chế yếu tố hoại tử u (tumor necrosis factor - TNF) như Etanercept, Infliximab…

Chỉ định phẫu thuật trong viêm khớp dạng thấp áp dụng cho trường hợp cụ thể nào? 

Có 2 loại chỉ định phẫu thuật: 

Phẫu thuật cắt bỏ màng hoạt dịch tăng sinh nhằm giúp giảm đau cho người bệnh cũng như ngăn chặn sự phá hủy nặng hơn ở ổ khớp. Trường hợp này áp dụng khi màng hoạt dịch tăng sinh chưa gây ra các tổn thương không phục hồi được ở lớp sụn và các gân. 

Phẫu thuật phục hồi một chức năng đã hoàn toàn biến mất của khớp ví dụ gân khớp bị đứt hay sụn khớp đã phá hủy. 

Mục tiêu của  phẫu thuật là sửa chữa lại gân bị phá hủy hoặc lắp ổ khớp giả. 

Cách điều trị viêm khớp dạng thấp không dùng thuốc

Chườm nóng và lạnh

Luân phiên chườm nóng và lạnh cũng giúp giảm triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp. 

Chườm lạnh giúp giảm đau bằng việc giãn cơ và khớp. Còn chườm lạnh giúp giảm sưng và viêm. 

  1. Bọc lấy túi nước nóng trong một chiếc khăn để chườm nóng.
  2. Bọc lấy một vài cục đá trong một chiếc khăn mỏng để chườm lạnh.
  3. Đặt khăn chườm nóng lên vùng bị viêm khoảng 30 phút.
  4. Bỏ nó và ngay lập tức đặt khăn chườm lạnh thay thế khoảng 1 phút. 
  5. Lặp lại quá trình này trong vòng từ 15 tới 20 phút hàng ngày cho đến khi bạn giảm đau. 

Bạn cũng có thể sử dụng cách chườm này tách biệt. 

Lưu ý: Tránh cách chườm nóng nếu vùng bị bệnh có hiện tượng nóng, đỏ và bị kích ứng. Đừng sử dụng liệu pháp chườm lạnh nếu bạn đang có vấn đề tuần hoàn máu.

Dầu gan cá

Nhiều nghiên cứu cho thấy dầu gan cá cũng giúp giảm đau và cứng khớp do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra.

Như bạn đã biết dầu gan cá có chứa axit béo omega 3 có hiệu quả kháng viêm và giúp giảm đau.

Thêm nữa, dầu gan cá giúp chống lại các bệnh tim mạch. Đây là những bệnh mà người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc phải.

Uống viên dầu gan cá như hướng dẫn trên sản phẩm.

Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung các loại cá nước lạnh như cá hồi và cá ngừ trong chế độ ăn của bạn. 

Chú ý: Hãy tham khảo ý kiến bác sỹ khi uống dầu gan cá vì nó có thể ảnh hưởng tới các thuốc bạn đang uống. 

Nghệ

Để loại bỏ các triệu chứng viêm khớp dạng thấp, bạn có thể sử dụng nghệ. Trong nghệ có chứa curcumin. Một chất có tính chất kháng viêm hoạt động còn tốt hơn các thuốc kháng viêm non-steroid.

Nghệ có thể ngăn viêm khớp bằng việc khóa một số enzym và cytokin gây ra viêm khớp. 

  • Đun sôi khoảng 250ml nước. Thêm một muỗng canh bột nghệ và đun sôi tiếp trong 10 phút. Đợi cho nguội và uống một hoặc 2 lần mỗi ngày. 
  • Cách khác, bạn có thể uống viên nghệ theo hướng dẫn trên sản phẩm.
  • Cũng bổ sung thêm bột nghệ trong nấu nướng

Chú ý: Tránh dùng liều cao nghệ vì nó có thể làm loãng máu và gây tức bụng.

Giấm táo

Giấm táo cực kỳ hiệu quả trong việc đem lại cảm giác dễ chịu với nhiều người bị viêm khớp dạng thấp. Có chứa nhiều chất khoáng như canxi, magie, kali và photpho, nó giúp giảm đau và viêm. 

  • Hòa 1 muỗng canh giấm táo và 1 thìa cà phê mật ong vào một cốc nước ấm. Uống ngày một lần. 
  • Bạn cũng có thể thoa giấm táo lên vùng bị bệnh. Tiếp theo, mát xa với dầu thầu dầu ấm lên vùng bị viêm. Cuối cùng bao phủ bằng miếng vải cotton. Làm cách này hàng ngày trước khi đi ngủ.  

Tỏi

Do tính chất kháng viêm rất mạnh, tỏi được khuyến nghị cho việc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Tỏi ức chế sản sinh các chất tiền viêm như cyptokin, từ đó giúp giảm đau và sưng.

Ngoài ra, tỏi cũng ức chế hình thành gốc tự do gây tổn thương khớp. Đối với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, tỏi tươi nên được sử dụng.

Ăn 1 hoặc 2 nhánh tỏi tươi hàng ngày.

Gừng

Từ lâu gừng đã được sử dụng để điều trị các bệnh viêm như viêm khớp dạng thấp. Gingerol, một hợp chất trong gừng, có tính chất kháng viêm giúp giảm đau viêm và sưng.

  • Bôi dầu gừng lên vùng bị viêm. Tiếp theo để vùng đó tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khoảng 5 tới 10 phút để sinh nhiệt. Làm cách này hàng ngày.
  • Nhai một vài lát gừng tươi hàng ngày.
  • Uống 2 tới 3 tách trà gừng hàng ngày. 

Lời kết

Đến đây bạn đã hiểu rõ về bệnh viêm khớp dạng thấp. 

Nếu bạn có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh này, hãy đi thăm khám sớm. Có như vậy bác sĩ mới có phác đồ điều trị phù hợp cho bạn.

Đọc thêm:

Cách chữa đau khớp gối tại nhà bằng thảo dược