Viêm loét dạ dày không nên ăn gì?

Bạn không biết: 

Viêm loét dạ dày không nên ăn gì? 

Bài viết này gợi ý một số thực phẩm cần tránh khi bị bệnh lý này. 

Như bạn đã biết: 

Viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra khi lở loét hình thành trên niêm mạc dạ dày hoặc phần trên của ruột non hay còn gọi là tá tràng.

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm loét dạ dày tá tràng là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori). Những nguyên nhân khác bao gồm sử dụng lâu dài aspirin và một số loại thuốc giảm đau. 

Triệu chứng phổ biến nhất của viêm loét dạ dày là đau dạ dày. Axit dạ dày làm cho cơn đau nặng hơn, nhất là khi dạ dày trống. 

Những triệu chứng khác bao gồm cảm giác đầy bụng, chướng bụng, không dung nạp thức ăn có mỡ, ợ nóng, mệt mỏi, mất cảm giác thèm ăn và sụt cân không rõ lý do. 

Mọi người có nguy cơ mắc viêm loét dạ dày nếu họ hút thuốc, uống nhiều rượu bia, có cuộc sống căng thẳng và ăn thức ăn nhiều gia vị. 

Bạn cần đi thăm khám bác sỹ nếu nghi ngờ mình bị viêm loét dạ dày. 

Ngoài ra, có một số thực phẩm có thể làm cho triệu chứng bệnh nặng hơn. Do vậy bạn có thể kiểm soát triệu chứng bệnh và thúc đẩy bệnh nhanh khỏi bằng cách giới hạn hoặc tránh một số loại thức ăn. 

Đây là một số thực phẩm bạn cần tránh nếu bị viêm loét dạ dày. 

viêm loét dạ dày không nên ăn gì

Viêm loét dạ dày không nên ăn gì? 

Đồ uống có cồn

Đồ uống có cồn làm tăng lượng axit trong dạ dày. Do vậy chúng làm triệu chứng của bệnh viêm loét thêm nặng hơn. 

Không chỉ có đồ uống có cồn mà tăng axit trong đường tiêu hóa, mà nó cũng có thể làm bạn mất nước. Do vậy, nếu bạn bị viêm loét dạ dày, tốt nhất là tránh hoàn toàn đồ uống có cồn hoặc thình thoảng mới dùng.

Cà phê

Nếu bạn đang cố gắng chữa viêm loét dạ dày, đã đến lúc cắt giảm lượng cà phê cũng như các sản phẩm có chứa caffein khác.

Trong khi cà phê không gây ra viêm loét dạ dày, nó có thể gây kích ứng với những chỗ viêm loét đang có. 

Cà phê chứa caffein và những hợp chất khác được biết tới làm tăng sản sinh axit dạ dày. 

Ngoài ra, cà phê có xu hướng làm tăng nhanh quá trình làm trống dạ dày. Điều này có thể làm cho thức ăn nhiều axit di chuyển vào ruột non nhanh hơn bình thường. Hệ quả là triệu chứng của bạn trở nên nặng hơn. 

Cùng với cà phê thông thường, bạn cũng phải tránh cà phê khử caffein. Nó cũng làm tăng độ axit lên rất nhiều. 

Thức ăn có gia vị

Quan điểm thức ăn có nhiều gia vị có tính chất kích thích gây viêm loét dạ dày là một sai lầm. 

Tuy nhiên, đồ ăn có nhiều gia vị như ớt có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, do vậy chúng không tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày. 

Do vậy thức ăn có tính chất axit và nhiều gia vị làm triệu chứng viêm loét dạ dày nặng hơn ở một số người. 

Ngoài ra, hãy tránh xa thức ăn đã qua chế biến và thức ăn chiên rán vì chúng cần nhiều axit dạ dày để tiêu hóa, do vậy làm cho bệnh nặng hơn. 

Thịt đỏ

Những người bị viêm loét dạ dày nên tránh thịt đỏ hoàn toàn. 

Đa số thịt đỏ có nhiều chất béo và protein và cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa 

Vì chúng ở dạ dày lâu hơn, nhiều axit hơn cần được giải phóng để tiêu hóa chúng. 

Nhiều axit hơn trong dạ dày có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm cho triệu chứng bệnh nặng hơn. 

Thịt đỏ còn có thể làm yếu lớp niêm mạc đường tiêu hóa. Điều này có thể ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa. 

Tránh ăn thịt đỏ hoàn toàn cho đến khi bệnh viêm loét dạ dày của bạn được chữa khỏi. 

Nhớ rằng: 

Thịt đỏ không phải là nguồn protein duy nhất. Bạn có thể nhận protein từ các nguồn khác, chẳng hạn thịt gà, cá. 

Tuy nhiên, luôn luôn nhớ bỏ lớp da có mỡ khỏi thịt gà trước khi nấu nướng. 

Đọc thêm: Thịt đỏ có tốt không?

Đồ uống có ga

Bất cứ đồ uống có ga nào có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột non, 2 khu vực nơi chỗ loét hình thành.

Đa số đồ uống có ga chứa axit citric như là chất bảo quản và chất tăng cường hương vị, làm tăng tính axit của đồ uống. 

Do vậy, khi bạn uống những đồ uống như vậy, lượng axit trong dạ dày tăng lên cao hơn mức dạ dày cần thiết để hoạt động.

Điều này làm cho axit dạ dày gây kích ứng các chỗ loét đã có trong đường tiêu hóa. Do vậy bạn nên loại bỏ đồ uống có ga để phòng bệnh nặng hơn.

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Một vài người có thể nhận thấy một cốc sữa lạnh có thể làm cho họ cảm thấy dễ chịu tạm thời. Nhưng thực tế nó lại làm cho triệu chứng viêm loét dạ dày nặng hơn.

Sữa nguyên kem cũng như nhiều sản phẩm từ sữa khác nhiều chất béo có thể làm triệu chứng bệnh của bạn nặng hơn. Ngoài ra, protein trong sữa có thể kích thích sản sinh nhiều axit dạ dày có thể làm viêm loét nặng hơn. 

Thậm chí uống sữa khi no có thể làm cho mọi thứ trở nên tệ hơn. Cùng với sữa nguyên kem, pho mát, buttermilk cũng nên tránh.

Muối và các thực phẩm nhiều muối

Lượng muối ăn vào lớn có liên hệ với nguy cơ cao hơn bị viêm loét dạ dày.

Thực tế, nếu bạn đã bị viêm loét dạ dày, bạn nên tránh bổ sung muối vào thức ăn. Hãy xem kỹ nhãn thực phẩm do vậy bạn có thể chọn sản phẩm ít muối.

Nhiều muối làm cho triệu chứng bệnh nặng hơn.

Thực tế, chế độ ăn nhiều muối làm tăng hoạt động gen của vi khuẩn H. pylori, khiến cho chúng độc hơn và tăng khả năng bạn trải qua triệu chứng nặng hơn.

Ngoài ra, nhiều muối có thể làm cho các thuốc điều trị bệnh trở nên kém hiệu quả.

Do vậy, hãy tránh thực phẩm có chứa nhiều muối, chẳng hạn bỏng ngô, thịt lợn xông khói, và những loại thịt có muối khác, các loại hạt, khoai tây chiên vân vân. 

Luôn luôn đọc nhãn để chọn loại ít muối.

Một vài mẹo bổ sung:

  • Cố gắng tránh ăn chỉ 2 bữa lớn trong một ngày. Thay vào đó, ăn 5 hoặc 6 bữa nhỏ hơn vài tiếng một lần. Đừng để bụng trống trong thời gian dài. 
  • Tránh ăn sát giờ đi ngủ. Ăn bữa tối 3 hoặc 4 tiếng trước khi đi ngủ và đi dạo 30 phút sau khi ăn. 
  • Đừng bỏ qua tầm quan trọng của nước. Cố găng uống một nửa cốc nước khi triệu chứng bệnh xuất hiện và một cốc nước sau bữa ăn. 
  • Giảm căng thẳng, vì nó làm cho bệnh nặng hơn. Căng thẳng có thể làm tăng axit dạ dày. 
  • Bỏ hút thuốc, vì nó làm viêm loét tái diễn và nặng hơn.