Viên kẽm có tốt không, loại nào tốt? Có tác dụng gì?

Bạn đang muốn viên kẽm hay viên bổ sung kẽm?

Tuy nhiên bạn chưa rõ: 

Không biết loại viên kẽm loại nào tốt? Hay viên kẽm có tác dụng gì?

Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ nhiều kiến thức về kẽm. Và cách chọn mua thực phẩm chức năng bổ sung kẽm. 

Nào chúng ta cùng bắt đầu nhé. 

kẽm có tốt không

Viên kẽm có tác dụng gì? 

Kẽm là một chất khoáng thiết yếu. Cơ thể không dự trữ kẽm. Vì vậy bạn phải bổ sung qua chế độ ăn uống. 

Ăn uống không đủ thì sao? Vậy bạn phải bổ sung qua thực phẩm chức năng có chứa kẽm. Hay còn gọi là viên kẽm hay viên bổ sung kẽm. 

Vậy kẽm có tác dụng gì? 

Một vài tác dụng nổi bật của kẽm là: 

  • Giúp tăng cường miễn dịch, giảm viêm
  • Làm nhanh lành vết thương
  • Kiểm soát đường huyết
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch
  • Giúp trị mụn trứng cá (1)
  • Phòng tránh thoái hóa điểm vàng

Dấu hiệu thiếu kẽm là gì? 

Khi cơ thể bạn thiếu kẽm, bạn có thể gặp phải những dấu hiệu như sau: 

  • Sụt cân không rõ lý do
  • Vết thương lâu lành
  • Mất cảm giác mùi vị
  • Mất cảm giác thèm ăn
  • Còi cọc chậm lớn ở trẻ em
  • Rối loạn cương dương ở đàn ông
  • Tóc rụng nhiều, tóc mỏng thưa
  • Suy giảm chức năng miễn dịch

Lưu ý gì khi mua và sử dụng viên kẽm

Khi chọn mua thực phẩm bổ sung kẽm, bạn cần chú ý đầu tiên về dạng kẽm. 

Bạn nên chọn những loại kẽm dễ hấp thu như: 

  • Kẽm gluconate
  • Kẽm actate
  • Kẽm sulfate
  • Kẽm picolinate
  • Kẽm oratate
  • Kẽm citrate

Trong các loại kẽm trên, kẽm picolinate có khả năng hấp thu tốt hơn các loại khác. Ở thị trường Việt Nam phần lớn sử dụng kẽm gluconate. 

Ở dạng này có sự cân bằng về khả năng hấp thu và giá cả. Sử dụng kẽm gluconate vừa hấp thu tốt lại có mức giá rẻ. 

Ngoài ra, khi đọc thành phần bạn còn thấy có thuật ngữ zinc chelate. Chelate là một dạng hợp chất thường gắn với kẽm. 

Mục đích là để tạo một hợp chất mới có khả năng hòa tan trong nước. Nói dễ hiểu, người ta muốn tăng khả năng hấp thu kẽm. 

Ngoài dạng kẽm, bạn còn chú ý tới liều lượng. Câu hỏi phổ biến là: 

Uống bao nhiêu thực phẩm bổ sung kẽm mỗi ngày? 

Đầu tiên, Bạn chú ý tuân thủ liều lượng ghi trên nhãn. 

Các chuyên gia thường khuyên rằng:

Mỗi ngày bạn uống từ 15-30mg kẽm. 

Ở đây có 2 thông số về lượng kẽm bạn cần phân biệt. 

Một là lượng hợp chất kẽm và lượng kẽm nguyên tố. 

Ví dụ nếu thực phẩm chức năng có ghi 220mg kẽm sulfate thì lượng kẽm nguyên tố (chiếm 23%) là 50mg kẽm. 

Thường nhà sản xuất sẽ ghi rõ 2 con số này ở mục thành phần. 

Cái bạn cần nhớ chính là lượng kẽm nguyên tố. Liều lượng kẽm uống hàng ngày dựa trên con số này. 

Liều khuyến nghị tối đa là 40mg kẽm. (2)

Vậy uống thừa kẽm có tác dụng phụ gì không? 

Uống trên 40mg bạn có thể gặp triệu chứng như bị cúm như sốt, ho, đau đầu, mệt mỏi. 

Uống nhiều kẽm còn ảnh hưởng tới khả năng hấp thu đồng. Ngoài ra, kẽm còn ảnh hưởng tới hiệu quả của kháng sinh. 

Uống kẽm liều cao chủ yếu trong điều trị mụn và viêm nhiễm đường hô hấp. 

Lưu ý: Một số người hay gọi là thuốc kẽm. Tuy nhiên, các sản phẩm bổ sung kẽm đều thuộc nhóm thực phẩm chức năng. Không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 

Viên kẽm bán chạy hiện nay

Ở đây mình gợi ý một vài thực phẩm chức năng bổ sung kẽm nhiều người dùng. 

Viên uống kẽm trị mụn Puritan's Pride 100 viên

viên kẽm puritan

Puritan's Pride là thương hiệu thực phẩm chức năng nổi tiếng của Mỹ. Hãng này nhiều người dùng Việt Nam hay dùng. 

Viên uống bổ sung kẽm của hãng đang bán rất chạy. 

Một hộp sản phẩm gồm 100 viên. Có giá tham khảo vào 244.000 VNĐ. 

Thành phần của sản phẩm gồm: 

  • Vitamin A: 1000IU
  • Vitamin C: 150mg
  • Vitamin E: 50IU
  • Vitamin B6: 20mg
  • Kẽm: 50mg (kẽm gluconate)
  • Tầm xuân: 14mg

Chú ý liều này là liều tính trên một khẩu phần (serving). Một khẩu phần ở đây là 2 viên một ngày. 

Bạn uống một viên vào buổi sáng. Một viên vào buổi tối. 

Như vậy một ngày bạn nạp vào 50mg kẽm. Liều này kể ra cũng cao so với khuyến nghị tối đa 40mg kẽm bổ sung/ngày. 

Có lẽ nhờ liều cao nên nhiều người uống trị mụn thấy rất hiệu quả. Review trên Tiki cho thấy sản phẩm có hiệu quả rất tích cực. 

Một số người chỉ dùng một hộp đã thấy hết mụn. 

Tuy nhiên với liều cao này chắc chỉ dùng để trị mụn. Bạn nên thận trọng nếu định dùng uống bổ sung kẽm dài ngày. 

Mình đọc review thấy cũng không có phản ánh nào về tác dụng phụ. Tuy nhiên cơ thể mỗi người mỗi khác.

Viên kẽm tự nhiên Blackmores Úc

viên kẽm blackmores

Blackmores là thương hiệu thực phẩm chức năng uy tín của Úc. Các sản phẩm của Blackmores đều bán chạy ở Việt Nam. 

Với loại bổ sung kẽm, Blackmores có 2 loại hộp. Một loại hộp nhỏ 84 viên. Một loại hộp to 168 viên. 

Nếu bạn mua một mình uống nên dùng hộp nhỏ.

Vì loại uống được lâu. Dùng hộp to sẽ rất lâu hết. Sợ ảnh hưởng đến chất lượng nếu bảo quản lâu. 

Thành phần của viên uống kẽm không chỉ có kẽm mà có nhiều thành phần khác. 

Cụ thể thành phần như sau: 

  • Zinc acide chelate 125mg (25mg zinc)
  • Magnesium phosphate 122mg (25mg magnesium)
  • Magnesium amino acid chelate 20mg (2mg magnesium)
  • Vitamin A: 2500 IU
  • Vitamin B6: 50mg

Liều uống trên nhãn là một ngày một viên. 

Nếu chỉ xét về lượng kẽm, Blacmores có hàm lượng kẽm chỉ bằng nửa Puritan's Pride. 

Vì vậy, nếu bạn không cần kẽm liều cao sản phẩm này phù hợp với bạn. Sử dụng thằng này về lâu dài cũng yên tâm hơn vì lượng kẽm ở mức tiêu chuẩn. 

Hiện tại giá bán lọ 84 viên vào khoảng 253.000 VNĐ. Như vậy, tính trên thời gian sử dụng, sử dụng Blacmores cũng tiết kiệm hơn so với Puritan's Pride

Thực phẩm chứa nhiều kẽm

Ngoài việc uống bổ sung kẽm, bạn cũng nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều kẽm. 

Một vài thực phẩm giàu kẽm gồm: 

  • Thịt: 100g thịt bò xay có chứa 4.8mg kẽm, đáp ứng 44% nhu cầu hàng ngày. 
  • Động vật có vỏ ví dụ như hàu, 6 con hàu cỡ trung bình có chứa 32mg kẽm, đáp ứng 291% nhu cầu hàng ngày. 
  • Các loại đậu: ví dụ như 100g đậu lăng nấu chín đáp ứng 12% nhu cầu hàng ngày. Tuy nhiên kẽm có trong các loại đậu khó hấp thu hơn các nguồn thực phẩm từ động vật. 
  • Các loại hạt: ví dụ như 30g hạt gai dầu đáp ứng 31% nhu cầu hàng ngày. 
  • Các loại quả hạch: ví dụ như 28g hạt điều đáp ứng 15% nhu cầu hàng ngày. 
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: 100mg phô mai chedda đáp ứng 28% nhu cầu hàng ngày. 
  • Trứng: 1 quả trứng đáp ứng 5% nhu cầu hàng ngày
  • Ngũ cốc nguyên cám ví dụ như bột mì nguyên cám, gạo lứt, diêm mạch, yến mạch tuy nhiên cũng như các loại đậu kẽm trong nhóm thực phẩm này khó hấp thu hơn. 
  • Các loại rau củ trái cây có chứa một lượng nhỏ kẽm
  • Socola: 100mg socola đen 70-75% cacao có chứa 3.3mg kẽm. Tuy nhiên socola lại chứa nhiều calo nên không dùng nhiều được. 

Lời kết

Như vậy bạn đã biết cách chọn mua thực phẩm chức năng bổ sung kẽm. 

Bổ sung kẽm giúp tăng miễn dịch, trị mụn, làm nhanh lành vết thương, tốt cho sức khỏe tim mạch, da, mắt...

Các loại thực phẩm giàu kẽm như thịt, hải sản, các loại hạt và quả hạch, đậu và ngũ cốc nguyên cám.

Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé.